Tương lai Chính sách hướng Nam mới của Đài Loan sẽ ra sao?
Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức nên kế thừa Chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Thái Anh Văn và tìm cách phát huy đại chiến lược này.


Với mong muốn giảm thiểu rủi ro trong nền “chính trị cường quyền” (được hiểu là sự cạnh tranh giữa các cường quốc và hệ quả nguy hiểm của nó) và điều tiết những bất ổn trong chính trị quốc tế, nhiều quốc gia đã mở rộng quan hệ đối tác và thiết lập những phương thức hợp tác mới. Đài Loan cũng không ngoại lệ.
Kể từ khi chính thức công bố Chính sách hướng Nam mới (NSP) vào năm 2016, chính quyền Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã có những bước tiến lớn nhằm tăng cường quan hệ văn hóa, ngoại giao và kinh tế giữa Đài Loan với 18 quốc gia láng giềng phía Nam, bao gồm các nước ASEAN, Nam Á, Australia và New Zealand. Hợp tác kinh tế, trao đổi nhân tài, gắn kết nhân dân và chia sẻ tài nguyên là những mục tiêu xương sống của NSP, vì chúng rất cần thiết cho việc phát triển các mô hình hợp tác cùng có lợi với các đối tác. Đáng chú ý, NSP của bà Thái tập trung vào yếu tố con người, trái ngược hẳn với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vốn hướng tới lợi nhuận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được công bố vào năm 2013.
Với việc Tổng thống đắc cử Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) sẽ nhậm chức vào tháng 5, NSP và định hướng tương lai của nó đáng được quan tâm như một chủ đề thảo luận chính sách. Mọi người đều biết rằng ông Lại, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) và hiện là Phó Tổng thống Đài Loan, là người ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động nhằm mở rộng không gian ngoại giao cho hòn đảo tự trị. Điều này tạo thêm động lực để ông củng cố NSP trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới, nhờ mối quan hệ thân thiết với tổng thống đương nhiệm (người thường xuyên ca ngợi ông Lại vì sự hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong công việc), sự quen thuộc với đường lối ngoại giao của bà Thái thông qua NSP, cũng như mong muốn của người dân Đài Loan về việc duy trì chính sách đối ngoại của bà Thái.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại tiệc chiêu đãi ngoại giao DPP vào tháng 10 năm ngoái, ông Lại đã tuyên bố dứt khoát rằng “sẽ có sự tiếp tục của NSP”, gợi ý rằng chính sách này sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt lõi trong chương trình nghị sự ngoại giao của chính quyền sắp tới. Trong thời gian giữ cương vị Thủ tướng Đài Loan (từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019), ông Lại đã phụ trách việc giám sát quá trình triển khai NSP và lãnh đạo Viện Hành chính “tăng cường liên kết và hợp tác với các quốc gia mục tiêu”, qua đó tạo thêm niềm tin cho triển vọng này.
Trong thời gian làm thủ tướng, ông Lại tán thành việc thành lập lực lượng đặc nhiệm NSP và chỉ đạo các cơ quan chính phủ tăng cường nỗ lực củng cố mối quan hệ với các quốc gia trong khuôn khổ NSP. Những nỗ lực bao gồm chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia mạnh mẽ hơn vào các thị trường hướng Nam mới; biện pháp thích hợp giúp sinh viên nước ngoài tại Đài Loan nâng cao chuyên môn kỹ thuật, tiếp thu ngôn ngữ và thích ứng văn hóa; các sáng kiến sử dụng quyền lực mềm y tế của Đài Loan để tích hợp hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe và chuỗi cung ứng công nghệ sinh học của Đài Loan vào các thị trường khu vực mới nổi quan trọng.
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh với các nền dân chủ trên toàn cầu, Đài Loan sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực liên tục, chẳng hạn như xây dựng các mối quan hệ thương mại không chính thức và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài vào các quốc gia trong NSP. Nhưng để một đại chiến lược có thể duy trì tính dẻo dai và mang lại kết quả tích cực, nó cần được củng cố bằng các yếu tố được hiệu chỉnh hoặc các biện pháp cập nhật. Ngoài quyết tâm và cam kết, chính quyền Lại Thanh Đức cần phát triển NSP thông qua cung cấp những “chất liệu mới”.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia chú trọng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay do sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, NSP có tiềm năng đóng góp vào chiến lược giảm thiểu rủi ro của Đài Loan. Vào tháng 7/2023, ông Lại nhấn mạnh rằng Đài Loan cam kết theo đuổi việc đa dạng hóa thương mại và đảm bảo chuỗi cung ứng chiến lược - nhằm giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào thị trường đại lục và bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi áp lực kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh. Tháng 10 cùng năm, ông cam kết tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Đài Loan, tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng để bảo vệ đất nước tốt hơn trước sự cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc.
Có một sự trùng lặp ở cả hai thông điệp; cả hai đều nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố an ninh kinh tế cho Đài Loan. Nhưng chính xác thì trọng tâm nên nằm ở đâu?
Hợp tác trong ngành bán dẫn có nhiều tiềm năng. Đầu tháng 4, các hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam đã phối hợp thành lập Ủy ban Xúc tiến Hợp tác Bán dẫn và Ủy ban Tài năng Xúc tiến Bán dẫn nhằm hỗ trợ các công ty bán dẫn Đài Loan và Nhật Bản xây dựng mối quan hệ với chính phủ Việt Nam. Nhờ các cơ chế hợp tác này, các công ty bán dẫn Đài Loan có thể có được thông tin trực tiếp về các cơ hội đầu tư và giải quyết các rào cản pháp lý tại Việt Nam. Giải quyết nhanh chóng các thủ tục giấy tờ và nâng cao niềm tin giữa các bên liên quan là hai chức năng quan trọng mang tính bổ sung lẫn nhau của các nền tảng này. Những mô hình hợp tác “tiểu đa phương” này có tiềm năng trở thành những thành phần quan trọng của một NSP được nâng cấp, vì chúng thể hiện lợi thế cạnh tranh của Đài Loan trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn và giúp thúc đẩy sự hợp tác về công nghệ cao giữa Đài Loan với các đối tác Hướng Nam mới.
Cùng với các chính sách kinh tế, chính quyền Lại Thanh Đức nên ưu tiên thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đài Loan với các đối tác trong NSP. Tại Diễn đàn Ngọc Sơn (Yushan Forum) 2023 – một nền tảng do Đài Loan khởi xướng nhằm thúc đẩy ngoại giao Kênh II và khuyến khích đối thoại chính sách giữa Đài Loan và các đối tác cùng chí hướng – ông Lại nhấn mạnh rằng con người là mục tiêu chính của NSP và cam kết tạo ra một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển chung giữa Đài Loan và các nước láng giềng.
Dưới sự lãnh đạo sắp tới của ông Lại Thanh Đức, giao lưu nhân dân sẽ trở thành lá cờ đầu trong phiên bản nâng cấp của NSP, thể hiện tinh thần gắn kết lẫn nhau giữa Đài Loan và các đối tác thân thiết. Những hành động cụ thể của ông Lại nên tập trung vào mối ưu tiên thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa và trao đổi ngôn ngữ, đặc biệt là từ các đối tác Đông Nam Á.
Hiện có hơn 1 triệu sinh viên, người lao động nhập cư và di dân mới ở Đài Loan có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Họ đóng góp cho việc mang lại làn gió mới cho bối cảnh chính trị và xã hội của Đài Loan và thậm chí còn có tác động đáng kể đến sự hợp tác giữa của Đài Loan với các đối tác trong khu vực. Tuy nhiên, xã hội Đài Loan nói chung vẫn giữ khoảng cách với người lao động nhập cư; những người lao động nước ngoài này thường xuyên bị xa lánh và bị coi là “những kẻ ngoài lề” hay “những người xa lạ” (outsiders), là một phần của xã hội ngầm (underground) vốn nằm bên lề xã hội truyền thống, chịu thành kiến và có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của vi phạm nhân quyền.
Chính quyền Thái Anh Văn đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ người lao động nhập cư, nhưng các chính sách của chính quyền đương nhiệm vẫn còn tồn tại những thiếu sót, và những người gọi Đài Loan là nhà vẫn đang đối diện với sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Do đó, chỉ khi chính phủ Đài Loan đưa người lao động nhập cư vào phiên bản nâng cấp của NSP thì đất nước này mới có thể củng cố vị thế quốc tế của mình như một nền dân chủ vững mạnh, đồng thời đảm bảo chỗ đứng vững chắc của mình tại các quốc gia ASEAN. Cuối cùng, xã hội Đài Loan có thể được hưởng lợi từ sự hiểu biết tốt hơn và sự tôn trọng tính đa dạng văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.
Với tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan Can Help), ông Lại đã từng cam kết thúc đẩy sự đóng góp của Đài Loan trong một số lĩnh vực, bao gồm y tế công cộng, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nhân đạo quốc tế. Các cam kết về chính sách đối ngoại của ông có thể được vận dụng vào nhóm lĩnh vực hợp tác an ninh phi truyền thống giữa Đài Loan và các đối tác trong NSP. Vì các quốc gia Đông Nam Á cảnh giác với việc bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung vì thiếu tin tưởng đối với hai siêu cường, Đài Loan có thể tận dụng cơ hội để thể hiện mình là một đối tác đáng tin cậy, không có tham vọng bá quyền và có những cam kết nghiêm túc.
Ví dụ, tổng thống sắp nhậm chức của Đài Loan có thể củng cố các khía cạnh thực tiễn của NSP bằng cách sử dụng thế mạnh và kinh nghiệm thực tế của Đài Loan trong các lĩnh vực hiện đại, bao gồm chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, năng lượng bền vững và giáo dục ngôn ngữ, để giúp đỡ các quốc gia Hướng Nam mới. Các đóng góp này sẽ hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực của Đài Loan và củng cố vị thế của hòn đảo dân chủ này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ông Lại Thanh Đức nhằm mang lại sức sống mới cho NSP có thể sẽ gặp phải trở ngại. Ông Lại có thể đối diện với những rào cản hành pháp trong khi cố gắng phân phối nguồn lực cho NSP, vì đảng DPP cầm quyền hiện không chiếm đa số trong Viện Lập pháp (Legislative Yuan). Do đó, trong năm đầu tiên nắm quyền, ông Lại nên có cách tiếp cận thận trọng đối với chính trị nội bộ để huy động sự ủng hộ cả về chính trị và tài chính cho NSP và các mục tiêu chính sách khác. Cuối cùng, năng lực lãnh đạo của ông Lại trên cương vị tổng thống sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động để nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các mối quan ngại của hai đảng đối lập là Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP).
Ghi chú của VSF: Bài viết tiếng Việt này được dịch từ bài viết tiếng Anh với tiêu đề “What Might the Future Hold for Taiwan’s New Southbound Policy?”, đã được đăng trên The Diplomat vào ngày 13/4/2024. Độc giả có thể truy cập bài viết gốc ở đây. Tiêu đề bài viết tiếng Việt đã có sự điều chỉnh với sự đồng ý của tác giả. VSF cảm ơn tác giả đã cho phép dịch và đăng bài viết này.

Với mong muốn giảm thiểu rủi ro trong nền “chính trị cường quyền” (được hiểu là sự cạnh tranh giữa các cường quốc và hệ quả nguy hiểm của nó) và điều tiết những bất ổn trong chính trị quốc tế, nhiều quốc gia đã mở rộng quan hệ đối tác và thiết lập những phương thức hợp tác mới. Đài Loan cũng không ngoại lệ.
Kể từ khi chính thức công bố Chính sách hướng Nam mới (NSP) vào năm 2016, chính quyền Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã có những bước tiến lớn nhằm tăng cường quan hệ văn hóa, ngoại giao và kinh tế giữa Đài Loan với 18 quốc gia láng giềng phía Nam, bao gồm các nước ASEAN, Nam Á, Australia và New Zealand. Hợp tác kinh tế, trao đổi nhân tài, gắn kết nhân dân và chia sẻ tài nguyên là những mục tiêu xương sống của NSP, vì chúng rất cần thiết cho việc phát triển các mô hình hợp tác cùng có lợi với các đối tác. Đáng chú ý, NSP của bà Thái tập trung vào yếu tố con người, trái ngược hẳn với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vốn hướng tới lợi nhuận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được công bố vào năm 2013.
Với việc Tổng thống đắc cử Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) sẽ nhậm chức vào tháng 5, NSP và định hướng tương lai của nó đáng được quan tâm như một chủ đề thảo luận chính sách. Mọi người đều biết rằng ông Lại, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) và hiện là Phó Tổng thống Đài Loan, là người ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động nhằm mở rộng không gian ngoại giao cho hòn đảo tự trị. Điều này tạo thêm động lực để ông củng cố NSP trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới, nhờ mối quan hệ thân thiết với tổng thống đương nhiệm (người thường xuyên ca ngợi ông Lại vì sự hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong công việc), sự quen thuộc với đường lối ngoại giao của bà Thái thông qua NSP, cũng như mong muốn của người dân Đài Loan về việc duy trì chính sách đối ngoại của bà Thái.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại tiệc chiêu đãi ngoại giao DPP vào tháng 10 năm ngoái, ông Lại đã tuyên bố dứt khoát rằng “sẽ có sự tiếp tục của NSP”, gợi ý rằng chính sách này sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt lõi trong chương trình nghị sự ngoại giao của chính quyền sắp tới. Trong thời gian giữ cương vị Thủ tướng Đài Loan (từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019), ông Lại đã phụ trách việc giám sát quá trình triển khai NSP và lãnh đạo Viện Hành chính “tăng cường liên kết và hợp tác với các quốc gia mục tiêu”, qua đó tạo thêm niềm tin cho triển vọng này.
Trong thời gian làm thủ tướng, ông Lại tán thành việc thành lập lực lượng đặc nhiệm NSP và chỉ đạo các cơ quan chính phủ tăng cường nỗ lực củng cố mối quan hệ với các quốc gia trong khuôn khổ NSP. Những nỗ lực bao gồm chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia mạnh mẽ hơn vào các thị trường hướng Nam mới; biện pháp thích hợp giúp sinh viên nước ngoài tại Đài Loan nâng cao chuyên môn kỹ thuật, tiếp thu ngôn ngữ và thích ứng văn hóa; các sáng kiến sử dụng quyền lực mềm y tế của Đài Loan để tích hợp hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe và chuỗi cung ứng công nghệ sinh học của Đài Loan vào các thị trường khu vực mới nổi quan trọng.
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh với các nền dân chủ trên toàn cầu, Đài Loan sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực liên tục, chẳng hạn như xây dựng các mối quan hệ thương mại không chính thức và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài vào các quốc gia trong NSP. Nhưng để một đại chiến lược có thể duy trì tính dẻo dai và mang lại kết quả tích cực, nó cần được củng cố bằng các yếu tố được hiệu chỉnh hoặc các biện pháp cập nhật. Ngoài quyết tâm và cam kết, chính quyền Lại Thanh Đức cần phát triển NSP thông qua cung cấp những “chất liệu mới”.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia chú trọng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay do sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, NSP có tiềm năng đóng góp vào chiến lược giảm thiểu rủi ro của Đài Loan. Vào tháng 7/2023, ông Lại nhấn mạnh rằng Đài Loan cam kết theo đuổi việc đa dạng hóa thương mại và đảm bảo chuỗi cung ứng chiến lược - nhằm giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào thị trường đại lục và bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi áp lực kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh. Tháng 10 cùng năm, ông cam kết tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Đài Loan, tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng để bảo vệ đất nước tốt hơn trước sự cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc.
Có một sự trùng lặp ở cả hai thông điệp; cả hai đều nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố an ninh kinh tế cho Đài Loan. Nhưng chính xác thì trọng tâm nên nằm ở đâu?
Hợp tác trong ngành bán dẫn có nhiều tiềm năng. Đầu tháng 4, các hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam đã phối hợp thành lập Ủy ban Xúc tiến Hợp tác Bán dẫn và Ủy ban Tài năng Xúc tiến Bán dẫn nhằm hỗ trợ các công ty bán dẫn Đài Loan và Nhật Bản xây dựng mối quan hệ với chính phủ Việt Nam. Nhờ các cơ chế hợp tác này, các công ty bán dẫn Đài Loan có thể có được thông tin trực tiếp về các cơ hội đầu tư và giải quyết các rào cản pháp lý tại Việt Nam. Giải quyết nhanh chóng các thủ tục giấy tờ và nâng cao niềm tin giữa các bên liên quan là hai chức năng quan trọng mang tính bổ sung lẫn nhau của các nền tảng này. Những mô hình hợp tác “tiểu đa phương” này có tiềm năng trở thành những thành phần quan trọng của một NSP được nâng cấp, vì chúng thể hiện lợi thế cạnh tranh của Đài Loan trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn và giúp thúc đẩy sự hợp tác về công nghệ cao giữa Đài Loan với các đối tác Hướng Nam mới.
Cùng với các chính sách kinh tế, chính quyền Lại Thanh Đức nên ưu tiên thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đài Loan với các đối tác trong NSP. Tại Diễn đàn Ngọc Sơn (Yushan Forum) 2023 – một nền tảng do Đài Loan khởi xướng nhằm thúc đẩy ngoại giao Kênh II và khuyến khích đối thoại chính sách giữa Đài Loan và các đối tác cùng chí hướng – ông Lại nhấn mạnh rằng con người là mục tiêu chính của NSP và cam kết tạo ra một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển chung giữa Đài Loan và các nước láng giềng.
Dưới sự lãnh đạo sắp tới của ông Lại Thanh Đức, giao lưu nhân dân sẽ trở thành lá cờ đầu trong phiên bản nâng cấp của NSP, thể hiện tinh thần gắn kết lẫn nhau giữa Đài Loan và các đối tác thân thiết. Những hành động cụ thể của ông Lại nên tập trung vào mối ưu tiên thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa và trao đổi ngôn ngữ, đặc biệt là từ các đối tác Đông Nam Á.
Hiện có hơn 1 triệu sinh viên, người lao động nhập cư và di dân mới ở Đài Loan có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Họ đóng góp cho việc mang lại làn gió mới cho bối cảnh chính trị và xã hội của Đài Loan và thậm chí còn có tác động đáng kể đến sự hợp tác giữa của Đài Loan với các đối tác trong khu vực. Tuy nhiên, xã hội Đài Loan nói chung vẫn giữ khoảng cách với người lao động nhập cư; những người lao động nước ngoài này thường xuyên bị xa lánh và bị coi là “những kẻ ngoài lề” hay “những người xa lạ” (outsiders), là một phần của xã hội ngầm (underground) vốn nằm bên lề xã hội truyền thống, chịu thành kiến và có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của vi phạm nhân quyền.
Chính quyền Thái Anh Văn đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ người lao động nhập cư, nhưng các chính sách của chính quyền đương nhiệm vẫn còn tồn tại những thiếu sót, và những người gọi Đài Loan là nhà vẫn đang đối diện với sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Do đó, chỉ khi chính phủ Đài Loan đưa người lao động nhập cư vào phiên bản nâng cấp của NSP thì đất nước này mới có thể củng cố vị thế quốc tế của mình như một nền dân chủ vững mạnh, đồng thời đảm bảo chỗ đứng vững chắc của mình tại các quốc gia ASEAN. Cuối cùng, xã hội Đài Loan có thể được hưởng lợi từ sự hiểu biết tốt hơn và sự tôn trọng tính đa dạng văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.
Với tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan Can Help), ông Lại đã từng cam kết thúc đẩy sự đóng góp của Đài Loan trong một số lĩnh vực, bao gồm y tế công cộng, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nhân đạo quốc tế. Các cam kết về chính sách đối ngoại của ông có thể được vận dụng vào nhóm lĩnh vực hợp tác an ninh phi truyền thống giữa Đài Loan và các đối tác trong NSP. Vì các quốc gia Đông Nam Á cảnh giác với việc bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung vì thiếu tin tưởng đối với hai siêu cường, Đài Loan có thể tận dụng cơ hội để thể hiện mình là một đối tác đáng tin cậy, không có tham vọng bá quyền và có những cam kết nghiêm túc.
Ví dụ, tổng thống sắp nhậm chức của Đài Loan có thể củng cố các khía cạnh thực tiễn của NSP bằng cách sử dụng thế mạnh và kinh nghiệm thực tế của Đài Loan trong các lĩnh vực hiện đại, bao gồm chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, năng lượng bền vững và giáo dục ngôn ngữ, để giúp đỡ các quốc gia Hướng Nam mới. Các đóng góp này sẽ hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực của Đài Loan và củng cố vị thế của hòn đảo dân chủ này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ông Lại Thanh Đức nhằm mang lại sức sống mới cho NSP có thể sẽ gặp phải trở ngại. Ông Lại có thể đối diện với những rào cản hành pháp trong khi cố gắng phân phối nguồn lực cho NSP, vì đảng DPP cầm quyền hiện không chiếm đa số trong Viện Lập pháp (Legislative Yuan). Do đó, trong năm đầu tiên nắm quyền, ông Lại nên có cách tiếp cận thận trọng đối với chính trị nội bộ để huy động sự ủng hộ cả về chính trị và tài chính cho NSP và các mục tiêu chính sách khác. Cuối cùng, năng lực lãnh đạo của ông Lại trên cương vị tổng thống sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động để nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các mối quan ngại của hai đảng đối lập là Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP).
Ghi chú của VSF: Bài viết tiếng Việt này được dịch từ bài viết tiếng Anh với tiêu đề “What Might the Future Hold for Taiwan’s New Southbound Policy?”, đã được đăng trên The Diplomat vào ngày 13/4/2024. Độc giả có thể truy cập bài viết gốc ở đây. Tiêu đề bài viết tiếng Việt đã có sự điều chỉnh với sự đồng ý của tác giả. VSF cảm ơn tác giả đã cho phép dịch và đăng bài viết này.
Từ khoá: Đài Loan Chính sách hướng Nam mới Lại Thanh Đức Thái Anh Văn Đông Bắc Á