Với Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc, quan hệ Việt - Hàn có cất cánh?
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ÂĐD-TBD) của Hàn Quốc tạo thêm cơ hội để Việt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ, nhất là trên phương diện kinh tế. Việt Nam nên tích cực hơn trong vai trò cầu nối để gắn kết Hàn Quốc với ASEAN, qua đó đưa tam giác Hàn Quốc - Việt Nam - ASEAN trở thành trụ cột của khu vực.

Động lực cho Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc
Chiến lược ÂĐD-TBD được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 23 diễn ra vào tháng 11/2022 tại Campuchia. Một tháng sau, Hàn Quốc chính thức công bố “Chiến lược cho một khu vực ÂĐD-TBD Tự do, Hòa bình và Thịnh vượng”. Chiến lược này nhằm thể hiện sự ủng hộ của Hàn Quốc đối với một khu vực ÂĐD-TBD thịnh vượng, dựa trên các nguyên tắc và luật lệ. Bên cạnh đó, chiến lược còn nhằm đưa quan hệ giữa Hàn Quốc với ASEAN và các cường quốc trong khu vực vào quỹ đạo phát triển toàn diện.
Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc ra đời trong bối cảnh nhiều biến động. Trong nước, sự chuyển đổi quyền lực từ phe tự do do cựu Tổng thống Moon Jae-in lãnh đạo sang phe bảo thủ do Tổng thống Yoon Suk-yeol đứng đầu dẫn đến những thay đổi trong tư duy và hành vi đối ngoại của Hàn Quốc. Khác với chính quyền tiền nhiệm ưu tiên cân bằng trong quan hệ giữa Mỹ - đồng minh truyền thống và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chính quyền đương nhiệm nhấn mạnh quan hệ liên minh với Mỹ. Vì thế, có nhiều yếu tố trong chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc tương đồng với chiến lược ÂĐD-TBD của Mỹ, như đề cao các giá trị phổ quát, ủng hộ luật pháp quốc tế và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chiến lược đối với siêu cường thì Hàn Quốc nhìn nhận Bắc Kinh như “đối tác chính để đạt được thịnh vượng và hòa bình ở khu vực ÂĐD-TBD”, phản ánh nguyên tắc bao trùm của chiến lược, tức không nhắm vào hay loại trừ quốc gia nào. Điều này một phần giúp Hàn Quốc tránh “chọc giận” Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng to lớn lên đàm phán hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, những hạn chế của Chính sách Hướng Nam mới (New Southern Policy) và Chính sách Hướng Bắc mới (New Northern Policy) của chính quyền tiền nhiệm đã phần nào thôi thúc chính quyền của Tổng thống Yoon đưa ra cách tiếp cận mới nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc với các quốc gia trong khu vực ÂĐD-TBD, thay vì chỉ tập trung vào bán đảo Triều Tiên hay khu vực Đông Á.
Trên bình diện quốc tế, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày thêm gay gắt, phức tạp. Những rủi ro địa chính trị cũng gia tăng, như căng thẳng ở eo biển Đài Loan kéo dài, Triều Tiên đẩy mạnh phát triển tên lửa và chương trình hạt nhân, và đại dịch COVID-19 cùng chiến tranh Ukraine tác động đến kinh tế và an ninh toàn cầu. Những thách thức này buộc Hàn Quốc phải tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu và công bố chính sách, chiến lược, hay tầm nhìn về khu vực ÂĐD-TBD của riêng mình, như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Liên minh châu Âu (EU), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),... Điều này cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực. Hàn Quốc không thể đứng ngoài xu thế chung của khu vực và đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại, hướng lợi ích quốc gia tới phạm vi chiến lược rộng lớn hơn.
Vị trí của Việt Nam trong chiến lược mới của Hàn Quốc
Chiến lược ÂĐD-TBD chỉ mới ở giai đoạn đầu và cần thời gian để theo dõi. Song, ngay từ đầu, Hàn Quốc xem Việt Nam là trọng tâm và ưu tiên phát triển quan hệ với quốc gia này. Vào tháng 12/2022, phát biểu sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Seoul, Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định Việt Nam là “quốc gia đối tác chủ chốt trong Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc cũng như Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN”.
Môi trường chính trị trong nước và các chính sách kinh tế của Việt Nam hỗ trợ tích cực cho phía Hàn Quốc. Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhiều nét văn hóa tương đồng với Hàn Quốc. Việc Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 8,02% vào năm 2022, trong lúc đại dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tích cực, cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu… giúp Việt Nam trở thành ưu tiên trong lựa chọn của các nhà đầu tư Hàn Quốc và các quốc gia khác.
Nhận thức của Hàn Quốc về kinh tế và an ninh khu vực cũng giúp quốc gia Đông Bắc Á nhìn nhận tích cực hơn về Việt Nam. An ninh kinh tế là một trụ cột quan trọng trong chiến lược mới của Hàn Quốc. ÂĐD-TBD chiếm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu và 67% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc, 66% đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc đều tập trung ở khu vực. Hàn Quốc cũng nhận định ÂĐD-TBD là “khu vực năng động về kinh tế và công nghệ, nơi có các đối tác chính của [Hàn Quốc] trong các ngành công nghiệp chiến lược như chất bán dẫn”. Ngoài ra, khả năng Trung Quốc cưỡng ép kinh tế vẫn thường trực, khi Bắc Kinh trả đũa kinh tế Seoul về kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc vào năm 2017.
Tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc đa dạng hoá chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là phương hướng mà chính quyền Yoon đang thực hiện nhằm đảm bảo an ninh kinh tế của Hàn Quốc. Việc dịch chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc giảm thiểu chi phí nhờ vào vị trí địa lý gần kề giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tại Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là “một trong những quốc gia thân thiện nhất” đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc và hiện là nơi đón đầu làn sóng đầu tư của nước này. Thật vậy, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư nguồn lực lớn tại Việt Nam, trong khi tiếp tục có kế hoạch mở rộng hoạt động và quy mô đầu tư tại đây. Đơn cử, Tập đoàn Samsung cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là khi doanh nghiệp này vừa khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội vào cuối năm 2022. Đây là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1992), quan hệ Việt - Hàn ngày càng đi vào thực chất. Vào năm 2022, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Hàn Quốc lên vị trí ngang hàng với Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ trong thang bậc đối tác của Việt Nam. Nhân tố kinh tế là trụ cột cho quan hệ song phương. Hiện hai nước đều là đối tác thương mại lớn thứ ba của nhau với tổng kim ngạch trao đổi song phương năm 2022 đạt gần 87 tỷ USD. Hai bên cũng đặt mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và hướng tới mức 150 tỷ USD vào năm 2030, tức gần gấp đôi hiện tại. Ngoài ra, Hàn Quốc đang đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam với số vốn gần 82 tỷ USD và thứ hai về hợp tác phát triển (ODA).
Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc nhận được sự ủng hộ tích cực của Việt Nam. Ông Nguyễn Vũ Tùng, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, nhấn mạnh hai nước có thể hợp tác “để thực thi Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc ở Đông Nam Á”. Như vậy, với nền tảng “Đối tác chiến lược toàn diện” và Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc, hai nước có nhiều dư địa để đưa quan hệ song phương phát triển theo hướng thực chất hơn.
Quan hệ Việt - Hàn trong bức tranh quan hệ Hàn Quốc - ASEAN
Ở phạm vi rộng hơn, quan hệ Việt - Hàn tiếp tục được thắt chặt trong khuôn khổ đa phương, trong đó ASEAN là trọng tâm. Trong chiến lược ÂĐD-TBD, Hàn Quốc xem ASEAN là đối tác chủ chốt, trung tâm trong nỗ lực xây dựng và duy trì hòa bình và thịnh vượng chung trong một trật tự khu vực dựa trên luật lệ, qua Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN (KASI). KASI nhằm tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN cũng như với từng thành viên riêng lẻ trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chiến lược và an ninh kinh tế.
Như vậy, khi Hàn Quốc coi ASEAN là một trong những khu vực quan trọng để mở rộng ảnh hưởng, Việt Nam có thể đóng vai trò kết nối, tạo xung lực cho quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN. Điều này là có thể khi Việt Nam đang giữ vai trò điều phối quan hệ Hàn Quốc - ASEAN giai đoạn 2021-2024. Hiện Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN với tổng kim ngạch thương mại Việt - Hàn tương đương 50% tổng giá trị xuất - nhập khẩu giữa Hàn Quốc và ASEAN. Ngoài ra, 30% đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào ASEAN đều tập trung vào Việt Nam.
Từ góc độ địa chính trị, Việt Nam là “cầu nối” giữa các cường quốc bên ngoài và khu vực Đông Nam Á. Vị thế của Việt Nam trong ASEAN cũng gia tăng nhờ vào việc quốc gia này chủ động tham gia, thể hiện vai trò dẫn dắt và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ASEAN như tổ chức, điều phối các cuộc họp của ASEAN một cách sáng tạo và mới mẻ, đưa ra nhiều sáng kiến giúp Hiệp hội vượt qua khủng hoảng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam cũng giúp nâng tầm ảnh hưởng của ASEAN và các cơ chế đa phương liên quan như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus), đồng thời mở rộng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chiến lược là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Phía Việt Nam và Hàn Quốc đều đánh giá cao tiềm năng mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho rằng Hàn Quốc là nền kinh tế lớn, và là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh, năng động, với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong ASEAN và khu vực Đông Á; do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn, với hơn 600 triệu dân. Còn Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin khẳng định: Việt Nam là “đối tác then chốt” của Hàn Quốc trong quá trình quốc gia này thúc đẩy quan hệ với ASEAN; và Hàn Quốc “mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam” trong quá trình triển khai chiến lược ÂĐD-TBD.
Các tuyên bố này phản ánh nhận thức của các nhà lãnh đạo hai nước về tầm quan trọng của quan hệ Việt - Hàn và quan hệ ba bên Việt Nam - Hàn Quốc - ASEAN. Như vậy, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng hoạt động kinh doanh sang Đông Nam Á. Định hướng này phù hợp với chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc khi nước này cam kết thúc đẩy hợp tác thực chất với ASEAN bằng cách hài hòa giữa nhu cầu của Hiệp hội với lợi thế sẵn có của quốc gia này.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số ít thành viên của ASEAN (cùng với Indonesia, Singapore và Campuchia) ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc cả song phương (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc - VKFTA) và đa phương (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc - AKFTA). Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp nỗ lực vào tiến trình đàm phán và đi đến nâng cấp AKFTA.
Ngoài ra, với vai trò gia tăng trong ASEAN và vị thế được tăng cường trên trường quốc tế, Việt Nam có thể kêu gọi các quốc gia ASEAN ủng hộ nâng cấp quan hệ Hàn Quốc - ASEAN lên “đối tác chiến lược toàn diện”. Đây là cấp độ quan hệ cao nhất của ASEAN đối với các cường quốc bên ngoài khu vực. Hiện Trung Quốc (năm 2021), Australia (năm 2021), Mỹ (năm 2022) đều đã nâng cấp quan hệ này với ASEAN trong khi Nhật Bản cũng đang mong muốn điều tương tự. Sự ủng hộ của Việt Nam đối với Hàn Quốc không những phản ánh mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước mà còn cho thấy nỗ lực của Hà Nội trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc với ASEAN.
Tóm lại, quan hệ Việt - Hàn đang ở một vị thế mới (với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện) và trong bối cảnh mới (Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc). Với hai động lực này, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội để đưa quan hệ phát triển với quỹ đạo ổn định và bền vững.
Động lực cho Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc
Chiến lược ÂĐD-TBD được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 23 diễn ra vào tháng 11/2022 tại Campuchia. Một tháng sau, Hàn Quốc chính thức công bố “Chiến lược cho một khu vực ÂĐD-TBD Tự do, Hòa bình và Thịnh vượng”. Chiến lược này nhằm thể hiện sự ủng hộ của Hàn Quốc đối với một khu vực ÂĐD-TBD thịnh vượng, dựa trên các nguyên tắc và luật lệ. Bên cạnh đó, chiến lược còn nhằm đưa quan hệ giữa Hàn Quốc với ASEAN và các cường quốc trong khu vực vào quỹ đạo phát triển toàn diện.
Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc ra đời trong bối cảnh nhiều biến động. Trong nước, sự chuyển đổi quyền lực từ phe tự do do cựu Tổng thống Moon Jae-in lãnh đạo sang phe bảo thủ do Tổng thống Yoon Suk-yeol đứng đầu dẫn đến những thay đổi trong tư duy và hành vi đối ngoại của Hàn Quốc. Khác với chính quyền tiền nhiệm ưu tiên cân bằng trong quan hệ giữa Mỹ - đồng minh truyền thống và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chính quyền đương nhiệm nhấn mạnh quan hệ liên minh với Mỹ. Vì thế, có nhiều yếu tố trong chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc tương đồng với chiến lược ÂĐD-TBD của Mỹ, như đề cao các giá trị phổ quát, ủng hộ luật pháp quốc tế và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chiến lược đối với siêu cường thì Hàn Quốc nhìn nhận Bắc Kinh như “đối tác chính để đạt được thịnh vượng và hòa bình ở khu vực ÂĐD-TBD”, phản ánh nguyên tắc bao trùm của chiến lược, tức không nhắm vào hay loại trừ quốc gia nào. Điều này một phần giúp Hàn Quốc tránh “chọc giận” Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng to lớn lên đàm phán hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, những hạn chế của Chính sách Hướng Nam mới (New Southern Policy) và Chính sách Hướng Bắc mới (New Northern Policy) của chính quyền tiền nhiệm đã phần nào thôi thúc chính quyền của Tổng thống Yoon đưa ra cách tiếp cận mới nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc với các quốc gia trong khu vực ÂĐD-TBD, thay vì chỉ tập trung vào bán đảo Triều Tiên hay khu vực Đông Á.
Trên bình diện quốc tế, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày thêm gay gắt, phức tạp. Những rủi ro địa chính trị cũng gia tăng, như căng thẳng ở eo biển Đài Loan kéo dài, Triều Tiên đẩy mạnh phát triển tên lửa và chương trình hạt nhân, và đại dịch COVID-19 cùng chiến tranh Ukraine tác động đến kinh tế và an ninh toàn cầu. Những thách thức này buộc Hàn Quốc phải tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu và công bố chính sách, chiến lược, hay tầm nhìn về khu vực ÂĐD-TBD của riêng mình, như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Liên minh châu Âu (EU), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),... Điều này cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực. Hàn Quốc không thể đứng ngoài xu thế chung của khu vực và đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại, hướng lợi ích quốc gia tới phạm vi chiến lược rộng lớn hơn.
Vị trí của Việt Nam trong chiến lược mới của Hàn Quốc
Chiến lược ÂĐD-TBD chỉ mới ở giai đoạn đầu và cần thời gian để theo dõi. Song, ngay từ đầu, Hàn Quốc xem Việt Nam là trọng tâm và ưu tiên phát triển quan hệ với quốc gia này. Vào tháng 12/2022, phát biểu sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Seoul, Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định Việt Nam là “quốc gia đối tác chủ chốt trong Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc cũng như Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN”.
Môi trường chính trị trong nước và các chính sách kinh tế của Việt Nam hỗ trợ tích cực cho phía Hàn Quốc. Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhiều nét văn hóa tương đồng với Hàn Quốc. Việc Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 8,02% vào năm 2022, trong lúc đại dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tích cực, cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu… giúp Việt Nam trở thành ưu tiên trong lựa chọn của các nhà đầu tư Hàn Quốc và các quốc gia khác.
Nhận thức của Hàn Quốc về kinh tế và an ninh khu vực cũng giúp quốc gia Đông Bắc Á nhìn nhận tích cực hơn về Việt Nam. An ninh kinh tế là một trụ cột quan trọng trong chiến lược mới của Hàn Quốc. ÂĐD-TBD chiếm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu và 67% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc, 66% đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc đều tập trung ở khu vực. Hàn Quốc cũng nhận định ÂĐD-TBD là “khu vực năng động về kinh tế và công nghệ, nơi có các đối tác chính của [Hàn Quốc] trong các ngành công nghiệp chiến lược như chất bán dẫn”. Ngoài ra, khả năng Trung Quốc cưỡng ép kinh tế vẫn thường trực, khi Bắc Kinh trả đũa kinh tế Seoul về kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc vào năm 2017.
Tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc đa dạng hoá chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là phương hướng mà chính quyền Yoon đang thực hiện nhằm đảm bảo an ninh kinh tế của Hàn Quốc. Việc dịch chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc giảm thiểu chi phí nhờ vào vị trí địa lý gần kề giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tại Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là “một trong những quốc gia thân thiện nhất” đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc và hiện là nơi đón đầu làn sóng đầu tư của nước này. Thật vậy, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư nguồn lực lớn tại Việt Nam, trong khi tiếp tục có kế hoạch mở rộng hoạt động và quy mô đầu tư tại đây. Đơn cử, Tập đoàn Samsung cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là khi doanh nghiệp này vừa khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội vào cuối năm 2022. Đây là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1992), quan hệ Việt - Hàn ngày càng đi vào thực chất. Vào năm 2022, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Hàn Quốc lên vị trí ngang hàng với Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ trong thang bậc đối tác của Việt Nam. Nhân tố kinh tế là trụ cột cho quan hệ song phương. Hiện hai nước đều là đối tác thương mại lớn thứ ba của nhau với tổng kim ngạch trao đổi song phương năm 2022 đạt gần 87 tỷ USD. Hai bên cũng đặt mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và hướng tới mức 150 tỷ USD vào năm 2030, tức gần gấp đôi hiện tại. Ngoài ra, Hàn Quốc đang đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam với số vốn gần 82 tỷ USD và thứ hai về hợp tác phát triển (ODA).
Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc nhận được sự ủng hộ tích cực của Việt Nam. Ông Nguyễn Vũ Tùng, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, nhấn mạnh hai nước có thể hợp tác “để thực thi Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc ở Đông Nam Á”. Như vậy, với nền tảng “Đối tác chiến lược toàn diện” và Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc, hai nước có nhiều dư địa để đưa quan hệ song phương phát triển theo hướng thực chất hơn.
Quan hệ Việt - Hàn trong bức tranh quan hệ Hàn Quốc - ASEAN
Ở phạm vi rộng hơn, quan hệ Việt - Hàn tiếp tục được thắt chặt trong khuôn khổ đa phương, trong đó ASEAN là trọng tâm. Trong chiến lược ÂĐD-TBD, Hàn Quốc xem ASEAN là đối tác chủ chốt, trung tâm trong nỗ lực xây dựng và duy trì hòa bình và thịnh vượng chung trong một trật tự khu vực dựa trên luật lệ, qua Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN (KASI). KASI nhằm tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN cũng như với từng thành viên riêng lẻ trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chiến lược và an ninh kinh tế.
Như vậy, khi Hàn Quốc coi ASEAN là một trong những khu vực quan trọng để mở rộng ảnh hưởng, Việt Nam có thể đóng vai trò kết nối, tạo xung lực cho quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN. Điều này là có thể khi Việt Nam đang giữ vai trò điều phối quan hệ Hàn Quốc - ASEAN giai đoạn 2021-2024. Hiện Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN với tổng kim ngạch thương mại Việt - Hàn tương đương 50% tổng giá trị xuất - nhập khẩu giữa Hàn Quốc và ASEAN. Ngoài ra, 30% đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào ASEAN đều tập trung vào Việt Nam.
Từ góc độ địa chính trị, Việt Nam là “cầu nối” giữa các cường quốc bên ngoài và khu vực Đông Nam Á. Vị thế của Việt Nam trong ASEAN cũng gia tăng nhờ vào việc quốc gia này chủ động tham gia, thể hiện vai trò dẫn dắt và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ASEAN như tổ chức, điều phối các cuộc họp của ASEAN một cách sáng tạo và mới mẻ, đưa ra nhiều sáng kiến giúp Hiệp hội vượt qua khủng hoảng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam cũng giúp nâng tầm ảnh hưởng của ASEAN và các cơ chế đa phương liên quan như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus), đồng thời mở rộng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chiến lược là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Phía Việt Nam và Hàn Quốc đều đánh giá cao tiềm năng mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho rằng Hàn Quốc là nền kinh tế lớn, và là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh, năng động, với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong ASEAN và khu vực Đông Á; do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn, với hơn 600 triệu dân. Còn Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin khẳng định: Việt Nam là “đối tác then chốt” của Hàn Quốc trong quá trình quốc gia này thúc đẩy quan hệ với ASEAN; và Hàn Quốc “mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam” trong quá trình triển khai chiến lược ÂĐD-TBD.
Các tuyên bố này phản ánh nhận thức của các nhà lãnh đạo hai nước về tầm quan trọng của quan hệ Việt - Hàn và quan hệ ba bên Việt Nam - Hàn Quốc - ASEAN. Như vậy, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng hoạt động kinh doanh sang Đông Nam Á. Định hướng này phù hợp với chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc khi nước này cam kết thúc đẩy hợp tác thực chất với ASEAN bằng cách hài hòa giữa nhu cầu của Hiệp hội với lợi thế sẵn có của quốc gia này.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số ít thành viên của ASEAN (cùng với Indonesia, Singapore và Campuchia) ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc cả song phương (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc - VKFTA) và đa phương (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc - AKFTA). Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp nỗ lực vào tiến trình đàm phán và đi đến nâng cấp AKFTA.
Ngoài ra, với vai trò gia tăng trong ASEAN và vị thế được tăng cường trên trường quốc tế, Việt Nam có thể kêu gọi các quốc gia ASEAN ủng hộ nâng cấp quan hệ Hàn Quốc - ASEAN lên “đối tác chiến lược toàn diện”. Đây là cấp độ quan hệ cao nhất của ASEAN đối với các cường quốc bên ngoài khu vực. Hiện Trung Quốc (năm 2021), Australia (năm 2021), Mỹ (năm 2022) đều đã nâng cấp quan hệ này với ASEAN trong khi Nhật Bản cũng đang mong muốn điều tương tự. Sự ủng hộ của Việt Nam đối với Hàn Quốc không những phản ánh mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước mà còn cho thấy nỗ lực của Hà Nội trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc với ASEAN.
Tóm lại, quan hệ Việt - Hàn đang ở một vị thế mới (với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện) và trong bối cảnh mới (Chiến lược ÂĐD-TBD của Hàn Quốc). Với hai động lực này, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội để đưa quan hệ phát triển với quỹ đạo ổn định và bền vững.