Nội các Trump 2.0 hé lộ gì về chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ?

Nội các Trump 2.0 sẽ ưu tiên kiềm chế Trung Quốc, quan hệ giao dịch với Đông Bắc Á và phớt lờ Đông Nam Á.

Trương Kiến Ngân 25/03/2025
Image
Các nhân vật trong nội các Trump 2.0 tham dự lễ nhậm chức, được chụp ở thời điểm trước khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, tại Điện Capitol Rotunda ở Washington, DC, vào ngày 20/1. (C): Saul Loeb/Reuters

Nội các nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump, với sự tham gia của những nhân vật chủ chốt như Ngoại trưởng Marco Rubio và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, báo hiệu sự tiếp tục của các chính sách cạnh tranh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính sách chủ đạo của Mỹ sẽ tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khi đẩy mạnh điều chỉnh các liên minh và công cụ kinh tế theo hướng giao dịch (transactional).

Kiềm chế Trung Quốc là trọng tâm

Hầu như 80% nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump hiện nay đều có quan điểm diều hâu – đó là “chống Trung Quốc”, từ đó đưa đến một dự báo chắc chắn rằng chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Trump trong bốn năm tới sẽ được bao trùm bởi các chính sách nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Nhân vật đầu tiên trong nội các Trump 2.0 nổi bật với quan điểm chống Trung là Phó Tổng thống JD Vance - người đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất” (greatest threat) đối với Mỹ. Năm 2024, khi còn là Thượng Nghị sĩ, ông Vance đã đề xuất dự luật S.3945 nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn của Mỹ nếu Bắc Kinh không tuân thủ các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Sau JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio cũng là một người có quan điểm diều hâu lâu năm về Trung Quốc. Ông Rubio đã dẫn đầu nhiều nỗ lực cứng rắn với Trung Quốc tại Quốc hội, bao gồm việc đề xuất các dự luật nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dược phẩm từ Trung Quốc, tái khẳng định cam kết của Mỹ với Đài Loancật lực lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Vào tháng Một, ông Rubio phát biểu rằng “lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được định hình chủ yếu bởi những gì diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Đóng góp vào chính sách kiềm chế Trung Quốc còn là một nhân vật chủ chốt khác: Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, một người tuổi đời còn khá trẻ (44 tuổi) nhưng có quan điểm bảo thủ và truyền thống ủng hộ Trump mạnh mẽ. Trên cương vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, ông đã trả lời truyền thông rằng nước Mỹ đã “chuẩn bị” để “chiến đấu với Trung Quốc” dưới “bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Ngoài ra, một nhân vật quan trọng khác góp phần định hình xu hướng chống Trung của chính quyền Trump 2.0 là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Elbridge Colby - Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chiến lược và Phát triển Lực lượng dưới nhiệm kỳ Trump 1.0. Trong nhiều năm qua, ông Colby đã thúc đẩy ý tưởng rằng để đối phó với mối đe dọa do Trung Quốc gây ra, Mỹ phải hướng các nguồn lực ra khỏi châu Âu và Trung Đông và hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhân tố khó đoán nhất có lẽ là Elon Musk, nhà tài phiệt được Trump tin tưởng giao nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE). Trong vai trò này, ông Musk lãnh nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu và nhân sự cho chính phủ liên bang. Musk không có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ trước đây, nhưng tập đoàn Tesla của ông có hoạt động kinh doanh đáng kể tại Trung Quốc, nơi sản xuất khoảng một nửa số xe của hãng. Mặc dù Musk đảm nhiệm một vai trò thiên về đối nội nhiều hơn, nhưng lợi ích kinh tế của Tesla tại Trung Quốc làm dấy lên hoài nghi về việc ông có thể tác động để đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đến sự thoả hiệp về kinh tế trong một số lĩnh vực ngách. Chỉ dấu là trước thềm lễ nhậm chức, Trump đã đưa ra tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, nhưng đến nay Nhà Trắng vẫn chưa công bố thời gian thi hành. Tuyên bố “lửng lờ” của Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ xe điện của Tesla lớn nhất. Trong khi đó, cơ sở sản xuất lớn nhất của doanh nghiệp này, Gigafactory, lại được đặt ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Do đó, có thể tạm nhận định là ekip Trump 2.0 vẫn tăng cường các biện pháp kiềm chế Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế. Song, Mỹ cũng có khả năng thoả hiệp kinh tế với Trung Quốc. Và lợi ích kinh tế của nhân vật chủ chốt trong nội các góp một phần không nhỏ vào biến số này.

Quản trị đồng minh bằng tư duy giao dịch

Tổng thống Trump lẫn các nhân vật đảm trách vai trò an ninh trong nội các mới của ông đã thúc giục các đồng minh từ Âu đến Á tăng chi tiêu quốc phòng ngang bằng với mức chi tiêu của Mỹ. Thông điệp này được lặp đi lặp lại đến nỗi trở thành cơn đau đầu của các đồng minh của Mỹ.

Với quan điểm chính sách rằng “các đồng minh cần phải chi nhiều hơn cho quốc phòng của chính họ, đặc biệt là những đồng minh bị đe dọa nghiêm trọng nhất”, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Elbridge Colby đã thúc giục Đài Loan “tăng cường khả năng phòng thủ tập trung vào việc từ chối một cuộc xâm lược và vượt qua một cuộc phong tỏa” của Bắc Kinh, mặc dù vẫn thừa nhận rằng việc Đài Loan thất thủ trước Trung Quốc “sẽ là một thảm họa cho lợi ích của Mỹ”.

Michael Anton, Giám đốc Kế hoạch Chính sách của chính quyền Trump 2.0, cũng ủng hộ quan điểm rằng Mỹ không nên tiêu tốn nguồn lực viện trợ an ninh cho Đài Loan. Ông Anton từng có thời gian là phó trợ lý tổng thống về truyền thông chiến lược thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ trước của Trump và đã từng xuất bản một bài phân tích vào năm 2021 với tiêu đề “Tại sao tham chiến vì Đài Loan rõ ràng không có lợi cho Mỹ” (Why It’s Clearly Not In America’s Interest To Go To War Over Taiwan), trong đó ông lập luận rằng đánh cược một cuộc chiến tranh hạt nhân nhằm bảo vệ hòn đảo này là không đáng.

Từ quan điểm kém thân thiện và nhấn mạnh yêu cầu có đi có lại với Đài Loan của Trump và nội các, chính sách của Mỹ với Đài Loan trong bốn năm tới rất có thể sẽ mang tính giao dịch hơn. Bên cạnh đó, mức độ viện trợ quân sự của Mỹ cho Đài Loan có lẽ còn tuỳ thuộc vào khả năng hòn đảo này có nỗ lực tự bảo vệ mình hay không, và có thể mang lại lợi ích thực dụng nào cho Mỹ. Mỹ cũng sẽ kỳ vọng Đài Loan tăng chi tiêu quân sự và đầu tư cho các hoạt động phát triển vũ khí và đổi mới quốc phòng với nguồn mua phần nhiều từ các nhà cung cấp Mỹ.

Không chỉ Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chịu sức ép tương tự. Trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào đầu tháng 3, Colby đã tuyên bố rằng Nhật Bản phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP—vượt mục tiêu 2% hiện tại—để chống lại Trung Quốc. Ông kêu gọi “Nhật Bản nên tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP càng sớm càng tốt” và “không có ý nghĩa gì khi Nhật Bản, quốc gia bị Trung Quốc và Triều Tiên đe dọa trực tiếp, chỉ chi tiêu 2% [cho quốc phòng]”, đồng thời nói thêm rằng Tokyo cần cải tổ quân đội để tập trung vào phòng thủ tập thể ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chia sẻ cùng quan điểm với Colby, Robert O’Brien, người từng là cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ 1.0 của Trump và hiện đang là thành viên Ban Cố vấn Tình báo của Tổng thống (PIAB), đã từng ca ngợi Nhật Bản vì tăng chi tiêu quốc phòng “đáng kể” dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida cũng như các đời tổng thống Nhật Bản tiền nhiệm là Yoshihide Suga và Shinzo Abe. Ông cũng gửi thêm một thông điệp có ý nhắc nhở rằng “Tôi chắc chắn rằng thủ tướng tiếp theo [của Nhật Bản] cũng sẽ làm như vậy”.

Không chỉ kêu gọi Nhật Bản, vào tháng 9 năm ngoái, O’Brien đã đưa ra tuyên bố nhắm vào Hàn Quốc: “Chúng tôi cần các đồng minh của mình tham gia. Hàn Quốc chiếm tới 2,5% GDP trong lĩnh vực quốc phòng. [...] Những con số đó cần phải tăng lên 3% hoặc 3,5%, giống như Mỹ, để chúng tôi có thể chia sẻ gánh nặng với các đồng minh”. Sau đó, Colby đưa ra một tuyên bố thậm chí còn “tuyệt tình” hơn với Seoul: “Hàn Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm chính, về cơ bản là áp đảo, đối với việc tự vệ chống lại Triều Tiên vì chúng tôi không có một quân đội vừa có thể chiến đấu với Triều Tiên, vừa sẵn sàng chống lại Trung Quốc”.

Mặc dù ngày càng tỏ ra hạch sách, chính quyền Trump 2.0 không hẳn xem nhẹ vai trò của các đồng minh, nhất là khi mục tiêu kiềm chế Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của Trump, cố vấn O’Brien đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm do Mỹ dẫn đầu để giải quyết các thách thức khác nhau từ Trung Quốc, bao gồm quan hệ đối tác an ninh AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia và diễn đàn Bộ tứ (QUAD) có sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, cũng như hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

Thật vậy, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tổ chức cuộc họp các bộ trưởng của nhóm QUAD và đưa ra tuyên bố chung tái khẳng định “cam kết chung trong việc củng cố một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”, và “phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép”. Tuyên bố này cho thấy thông điệp chống Trung Quốc mạnh mẽ bằng nỗ lực hợp tác với đồng minh và đối tác khu vực trong cơ chế bốn bên (dù không công khai nêu tên Trung Quốc).

Tuy nhiên, tính hiệu quả của liên kết QUAD dưới thời Trump 2.0 vẫn còn là một nghi vấn khi Trump và các nhân vật chủ chốt trong nội các đều có cách tiếp cận giao dịch, cụ thể là yêu cầu các đồng minh phải chia sẻ chi phí quốc phòng ngang bằng với Mỹ trong khi quy mô nền kinh tế của các nước rõ ràng là kém hơn Washington. Cách tiếp cận này có thể gây trở ngại cho các chương trình hợp tác và khiến đồng minh chịu gánh nặng trong các cơ chế an ninh chung.

Còn Đông Nam Á và Biển Đông?

Quan hệ giữa Mỹ và ASEAN trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là không mấy thuận lợi, nhất là sau khi Trump quyết định rút Mỹ khỏi khuôn khổ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - sau này là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) và liên tiếp có các động thái phớt lờ tổ chức đa phương này, như bỏ qua tất cả các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và không chỉ định Đại sứ Mỹ ở ASEAN. Trump cũng chỉ tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN vào năm 2017 do Philippines điều phối. Điều này càng cho thấy ASEAN dường như bị lu mờ dù Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ hai, tình hình cũng không khả quan hơn. Trong thời gian qua, chính quyền Trump đã có rất nhiều tuyên bố lẫn các hoạt động tương tác với Trung Quốc và các quốc gia Đông Bắc Á. Song, Trump vẫn chưa có một tuyên bố công khai nào đối với khu vực Đông Nam Á cũng như với ASEAN, kể cả tuyên bố với riêng Phillipines - đồng minh hiệp ước của Mỹ ở khu vực. Mặc dù vậy, Đông Nam Á có thể là khu vực chịu tác động trực tiếp từ loạt chính sách kiềm chế Trung Quốc của chính quyền Trump 2.0, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và chuỗi cung ứng.

Nếu chính quyền Trump áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc mở rộng các rào cản thương mại, các nền kinh tế Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng do sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là ở mặt hàng nông sản.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm kiềm chế Trung Quốc có thể đẩy khu vực này vào thế đối đầu căng thẳng hơn, buộc các quốc gia ASEAN phải điều chỉnh chiến lược ngoại giao để tránh bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc.

Tương lai bất định cho đồng minh châu Á

Dù là đồng minh hay đối tác thì Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và ASEAN đều đóng vai trò quan trọng để Mỹ duy trì sự hiện diện ở châu Á thông qua các cam kết an ninh và kinh tế. Song, cách tiếp cận giao dịch lẫn sự xem nhẹ đồng minh và đối tác của đội ngũ Trump 2.0 có thể làm rạn nứt quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Á, vốn là những cách tay nối dài có thể giúp Washington kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Những phản ứng đầu tiên từ khu vực đã xuất hiện. Sau lời kêu gọi Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng của Colby, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã đưa ra một tuyên bố đầy tự trọng: “Nhật Bản tự quyết định ngân sách quốc phòng của mình”, chứ “không phải dựa trên những gì được yêu cầu từ các quốc gia khác”. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng nói thêm trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi nghĩ điều quan trọng nằm ở bản chất của năng lực quốc phòng, không phải khối lượng hay tỷ lệ GDP”.

Không dừng lại ở diễn ngôn đáp trả, thái độ khiêu khích đồng minh của chính quyền Trump có thể sẽ thúc đẩy các đồng minh châu Á “ly tâm” khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Kể từ thời Biden, Nhật Bản đã thúc đẩy việc thành lập các liên minh an ninh không có sự tham gia của Mỹ như Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (tháng 12/2023), cũng như ý định thành lập nhóm hợp tác ba bên Australia - Nhật Bản - Hàn Quốc, bắt đầu bằng cuộc họp đầu tiên tại Sydney giữa các quan chức cấp cao và chuyên gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia vào tháng 6 năm ngoái.

Còn ở Đông Nam Á, Philippines đang tìm cách mở rộng các nguồn tài trợ để tăng cường khả năng quốc phòng bằng tàu ngầm và hệ thống tên lửa khi cam kết hỗ trợ an ninh của Mỹ đang rất mong manh. Tư lệnh quân đội Philippine Romeo Brawner cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. có thể sẽ ban hành một sắc lệnh cho phép tài trợ thương mại nước ngoài cho việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro thừa nhận “đang xem xét [kêu gọi] tài chính trong và ngoài nước” vì ngân sách của chính phủ cho việc nâng cấp quân sự “là không đủ”. Ông Teodoro cũng đã dẫn đầu các cuộc thảo luận gần đây với Hiệp hội Ngân hàng Philippines về việc khai thác các ngân hàng địa phương để nâng cấp quân đội.

Và vai trò của các nước “trong cuộc”

Với một nội các Trump 2.0 nổi bật bởi tư duy diều hâu và giao dịch, trật tự thế giới dựa trên luật lệ (rules-based order) đang bị thách thức hơn bao giờ hết. Khi Mỹ dần rút lui các nguồn hỗ trợ an ninh với các đồng minh khu vực, Trung Quốc có thể “nhảy vào” để lấp khoảng trống quyền lực. Cùng với đó, những yêu sách của Mỹ buộc các đồng minh khu vực phải điều chỉnh chính sách quốc phòng (như đã bàn ở trên).

Và, như một hệ quả của sự điều chỉnh này, môi trường an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Nhiều nhà quan sát dự đoán rằng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm nay khi một số chính phủ, như Nhật Bản và Philippines, có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng.

Chính quyền mới của Mỹ không chỉ đưa cuộc cạnh tranh siêu cường bước vào giai đoạn căng thẳng mới, mà còn đẩy các quốc gia nhỏ và tầm trung trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào tình thế “tự cứu” (self-help) theo logic của chủ nghĩa hiện thực (realism). Rồi đây sẽ không chỉ Nhật Bản, Philippines mà các quốc gia khác cũng có khả năng tăng chi ngân sách quốc phòng vì lo ngại bị đe dọa, dẫn đến vòng xoáy chạy đua vũ trang trong khu vực.

Song, thay vì đơn phương “tự cứu” trước nguy cơ bị Washington quay lưng, các quốc gia nên hợp tác thông qua các cơ chế đa phương và tiểu đa phương “phi Mỹ”, tương tự như cách mà Nhật Bản đang xây dựng với Hàn Quốc và Australia.

Nhắc đến chủ nghĩa đa phương tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, không thể bỏ qua ASEAN – tổ chức theo đuổi sứ mệnh đóng vai trò trung tâm của khu vực (ASEAN Centrality). ASEAN có thể dẫn dắt các cơ chế đa phương và tiểu đa phương về an ninh khu vực thông qua thúc đẩy hợp tác nội khối và hợp tác với các đối tác đối thoại trong cơ chế “ASEAN-Plus” như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia trong các lĩnh vực trọng tâm như phát triển năng lực an ninh hàng hải, tập trận chung…

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ở Penang (Malaysia) vào ngày 26/2, ông Mohamed Khaled Nordin, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, đã kêu gọi các thành viên ASEAN mở rộng hợp tác trong các ngành công nghiệp quốc phòng. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác lớn hơn là “rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài và thúc đẩy tự chủ cho khu vực trong việc mua sắm quốc phòng và phát triển công nghệ”.

Nếu thành công trong việc tăng cường điều phối các quan hệ hợp tác an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ASEAN có thể khẳng định vai trò trung tâm, cân bằng ảnh hưởng với sự “trỗi dậy” của Bắc Kinh trước một tương lai vắng bóng sự hiện diện của Washington ở khu vực.

Nội các nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump, với sự tham gia của những nhân vật chủ chốt như Ngoại trưởng Marco Rubio và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, báo hiệu sự tiếp tục của các chính sách cạnh tranh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính sách chủ đạo của Mỹ sẽ tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khi đẩy mạnh điều chỉnh các liên minh và công cụ kinh tế theo hướng giao dịch (transactional).

Kiềm chế Trung Quốc là trọng tâm

Hầu như 80% nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump hiện nay đều có quan điểm diều hâu – đó là “chống Trung Quốc”, từ đó đưa đến một dự báo chắc chắn rằng chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Trump trong bốn năm tới sẽ được bao trùm bởi các chính sách nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Nhân vật đầu tiên trong nội các Trump 2.0 nổi bật với quan điểm chống Trung là Phó Tổng thống JD Vance - người đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất” (greatest threat) đối với Mỹ. Năm 2024, khi còn là Thượng Nghị sĩ, ông Vance đã đề xuất dự luật S.3945 nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn của Mỹ nếu Bắc Kinh không tuân thủ các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Sau JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio cũng là một người có quan điểm diều hâu lâu năm về Trung Quốc. Ông Rubio đã dẫn đầu nhiều nỗ lực cứng rắn với Trung Quốc tại Quốc hội, bao gồm việc đề xuất các dự luật nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dược phẩm từ Trung Quốc, tái khẳng định cam kết của Mỹ với Đài Loancật lực lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Vào tháng Một, ông Rubio phát biểu rằng “lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được định hình chủ yếu bởi những gì diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Đóng góp vào chính sách kiềm chế Trung Quốc còn là một nhân vật chủ chốt khác: Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, một người tuổi đời còn khá trẻ (44 tuổi) nhưng có quan điểm bảo thủ và truyền thống ủng hộ Trump mạnh mẽ. Trên cương vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, ông đã trả lời truyền thông rằng nước Mỹ đã “chuẩn bị” để “chiến đấu với Trung Quốc” dưới “bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Ngoài ra, một nhân vật quan trọng khác góp phần định hình xu hướng chống Trung của chính quyền Trump 2.0 là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Elbridge Colby - Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chiến lược và Phát triển Lực lượng dưới nhiệm kỳ Trump 1.0. Trong nhiều năm qua, ông Colby đã thúc đẩy ý tưởng rằng để đối phó với mối đe dọa do Trung Quốc gây ra, Mỹ phải hướng các nguồn lực ra khỏi châu Âu và Trung Đông và hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhân tố khó đoán nhất có lẽ là Elon Musk, nhà tài phiệt được Trump tin tưởng giao nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE). Trong vai trò này, ông Musk lãnh nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu và nhân sự cho chính phủ liên bang. Musk không có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ trước đây, nhưng tập đoàn Tesla của ông có hoạt động kinh doanh đáng kể tại Trung Quốc, nơi sản xuất khoảng một nửa số xe của hãng. Mặc dù Musk đảm nhiệm một vai trò thiên về đối nội nhiều hơn, nhưng lợi ích kinh tế của Tesla tại Trung Quốc làm dấy lên hoài nghi về việc ông có thể tác động để đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đến sự thoả hiệp về kinh tế trong một số lĩnh vực ngách. Chỉ dấu là trước thềm lễ nhậm chức, Trump đã đưa ra tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, nhưng đến nay Nhà Trắng vẫn chưa công bố thời gian thi hành. Tuyên bố “lửng lờ” của Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ xe điện của Tesla lớn nhất. Trong khi đó, cơ sở sản xuất lớn nhất của doanh nghiệp này, Gigafactory, lại được đặt ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Do đó, có thể tạm nhận định là ekip Trump 2.0 vẫn tăng cường các biện pháp kiềm chế Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế. Song, Mỹ cũng có khả năng thoả hiệp kinh tế với Trung Quốc. Và lợi ích kinh tế của nhân vật chủ chốt trong nội các góp một phần không nhỏ vào biến số này.

Quản trị đồng minh bằng tư duy giao dịch

Tổng thống Trump lẫn các nhân vật đảm trách vai trò an ninh trong nội các mới của ông đã thúc giục các đồng minh từ Âu đến Á tăng chi tiêu quốc phòng ngang bằng với mức chi tiêu của Mỹ. Thông điệp này được lặp đi lặp lại đến nỗi trở thành cơn đau đầu của các đồng minh của Mỹ.

Với quan điểm chính sách rằng “các đồng minh cần phải chi nhiều hơn cho quốc phòng của chính họ, đặc biệt là những đồng minh bị đe dọa nghiêm trọng nhất”, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Elbridge Colby đã thúc giục Đài Loan “tăng cường khả năng phòng thủ tập trung vào việc từ chối một cuộc xâm lược và vượt qua một cuộc phong tỏa” của Bắc Kinh, mặc dù vẫn thừa nhận rằng việc Đài Loan thất thủ trước Trung Quốc “sẽ là một thảm họa cho lợi ích của Mỹ”.

Michael Anton, Giám đốc Kế hoạch Chính sách của chính quyền Trump 2.0, cũng ủng hộ quan điểm rằng Mỹ không nên tiêu tốn nguồn lực viện trợ an ninh cho Đài Loan. Ông Anton từng có thời gian là phó trợ lý tổng thống về truyền thông chiến lược thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ trước của Trump và đã từng xuất bản một bài phân tích vào năm 2021 với tiêu đề “Tại sao tham chiến vì Đài Loan rõ ràng không có lợi cho Mỹ” (Why It’s Clearly Not In America’s Interest To Go To War Over Taiwan), trong đó ông lập luận rằng đánh cược một cuộc chiến tranh hạt nhân nhằm bảo vệ hòn đảo này là không đáng.

Từ quan điểm kém thân thiện và nhấn mạnh yêu cầu có đi có lại với Đài Loan của Trump và nội các, chính sách của Mỹ với Đài Loan trong bốn năm tới rất có thể sẽ mang tính giao dịch hơn. Bên cạnh đó, mức độ viện trợ quân sự của Mỹ cho Đài Loan có lẽ còn tuỳ thuộc vào khả năng hòn đảo này có nỗ lực tự bảo vệ mình hay không, và có thể mang lại lợi ích thực dụng nào cho Mỹ. Mỹ cũng sẽ kỳ vọng Đài Loan tăng chi tiêu quân sự và đầu tư cho các hoạt động phát triển vũ khí và đổi mới quốc phòng với nguồn mua phần nhiều từ các nhà cung cấp Mỹ.

Không chỉ Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chịu sức ép tương tự. Trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào đầu tháng 3, Colby đã tuyên bố rằng Nhật Bản phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP—vượt mục tiêu 2% hiện tại—để chống lại Trung Quốc. Ông kêu gọi “Nhật Bản nên tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP càng sớm càng tốt” và “không có ý nghĩa gì khi Nhật Bản, quốc gia bị Trung Quốc và Triều Tiên đe dọa trực tiếp, chỉ chi tiêu 2% [cho quốc phòng]”, đồng thời nói thêm rằng Tokyo cần cải tổ quân đội để tập trung vào phòng thủ tập thể ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chia sẻ cùng quan điểm với Colby, Robert O’Brien, người từng là cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ 1.0 của Trump và hiện đang là thành viên Ban Cố vấn Tình báo của Tổng thống (PIAB), đã từng ca ngợi Nhật Bản vì tăng chi tiêu quốc phòng “đáng kể” dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida cũng như các đời tổng thống Nhật Bản tiền nhiệm là Yoshihide Suga và Shinzo Abe. Ông cũng gửi thêm một thông điệp có ý nhắc nhở rằng “Tôi chắc chắn rằng thủ tướng tiếp theo [của Nhật Bản] cũng sẽ làm như vậy”.

Không chỉ kêu gọi Nhật Bản, vào tháng 9 năm ngoái, O’Brien đã đưa ra tuyên bố nhắm vào Hàn Quốc: “Chúng tôi cần các đồng minh của mình tham gia. Hàn Quốc chiếm tới 2,5% GDP trong lĩnh vực quốc phòng. [...] Những con số đó cần phải tăng lên 3% hoặc 3,5%, giống như Mỹ, để chúng tôi có thể chia sẻ gánh nặng với các đồng minh”. Sau đó, Colby đưa ra một tuyên bố thậm chí còn “tuyệt tình” hơn với Seoul: “Hàn Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm chính, về cơ bản là áp đảo, đối với việc tự vệ chống lại Triều Tiên vì chúng tôi không có một quân đội vừa có thể chiến đấu với Triều Tiên, vừa sẵn sàng chống lại Trung Quốc”.

Mặc dù ngày càng tỏ ra hạch sách, chính quyền Trump 2.0 không hẳn xem nhẹ vai trò của các đồng minh, nhất là khi mục tiêu kiềm chế Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của Trump, cố vấn O’Brien đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm do Mỹ dẫn đầu để giải quyết các thách thức khác nhau từ Trung Quốc, bao gồm quan hệ đối tác an ninh AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia và diễn đàn Bộ tứ (QUAD) có sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, cũng như hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

Thật vậy, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tổ chức cuộc họp các bộ trưởng của nhóm QUAD và đưa ra tuyên bố chung tái khẳng định “cam kết chung trong việc củng cố một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”, và “phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép”. Tuyên bố này cho thấy thông điệp chống Trung Quốc mạnh mẽ bằng nỗ lực hợp tác với đồng minh và đối tác khu vực trong cơ chế bốn bên (dù không công khai nêu tên Trung Quốc).

Tuy nhiên, tính hiệu quả của liên kết QUAD dưới thời Trump 2.0 vẫn còn là một nghi vấn khi Trump và các nhân vật chủ chốt trong nội các đều có cách tiếp cận giao dịch, cụ thể là yêu cầu các đồng minh phải chia sẻ chi phí quốc phòng ngang bằng với Mỹ trong khi quy mô nền kinh tế của các nước rõ ràng là kém hơn Washington. Cách tiếp cận này có thể gây trở ngại cho các chương trình hợp tác và khiến đồng minh chịu gánh nặng trong các cơ chế an ninh chung.

Còn Đông Nam Á và Biển Đông?

Quan hệ giữa Mỹ và ASEAN trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là không mấy thuận lợi, nhất là sau khi Trump quyết định rút Mỹ khỏi khuôn khổ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - sau này là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) và liên tiếp có các động thái phớt lờ tổ chức đa phương này, như bỏ qua tất cả các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và không chỉ định Đại sứ Mỹ ở ASEAN. Trump cũng chỉ tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN vào năm 2017 do Philippines điều phối. Điều này càng cho thấy ASEAN dường như bị lu mờ dù Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ hai, tình hình cũng không khả quan hơn. Trong thời gian qua, chính quyền Trump đã có rất nhiều tuyên bố lẫn các hoạt động tương tác với Trung Quốc và các quốc gia Đông Bắc Á. Song, Trump vẫn chưa có một tuyên bố công khai nào đối với khu vực Đông Nam Á cũng như với ASEAN, kể cả tuyên bố với riêng Phillipines - đồng minh hiệp ước của Mỹ ở khu vực. Mặc dù vậy, Đông Nam Á có thể là khu vực chịu tác động trực tiếp từ loạt chính sách kiềm chế Trung Quốc của chính quyền Trump 2.0, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và chuỗi cung ứng.

Nếu chính quyền Trump áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc mở rộng các rào cản thương mại, các nền kinh tế Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng do sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là ở mặt hàng nông sản.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm kiềm chế Trung Quốc có thể đẩy khu vực này vào thế đối đầu căng thẳng hơn, buộc các quốc gia ASEAN phải điều chỉnh chiến lược ngoại giao để tránh bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc.

Tương lai bất định cho đồng minh châu Á

Dù là đồng minh hay đối tác thì Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và ASEAN đều đóng vai trò quan trọng để Mỹ duy trì sự hiện diện ở châu Á thông qua các cam kết an ninh và kinh tế. Song, cách tiếp cận giao dịch lẫn sự xem nhẹ đồng minh và đối tác của đội ngũ Trump 2.0 có thể làm rạn nứt quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Á, vốn là những cách tay nối dài có thể giúp Washington kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Những phản ứng đầu tiên từ khu vực đã xuất hiện. Sau lời kêu gọi Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng của Colby, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã đưa ra một tuyên bố đầy tự trọng: “Nhật Bản tự quyết định ngân sách quốc phòng của mình”, chứ “không phải dựa trên những gì được yêu cầu từ các quốc gia khác”. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng nói thêm trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi nghĩ điều quan trọng nằm ở bản chất của năng lực quốc phòng, không phải khối lượng hay tỷ lệ GDP”.

Không dừng lại ở diễn ngôn đáp trả, thái độ khiêu khích đồng minh của chính quyền Trump có thể sẽ thúc đẩy các đồng minh châu Á “ly tâm” khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Kể từ thời Biden, Nhật Bản đã thúc đẩy việc thành lập các liên minh an ninh không có sự tham gia của Mỹ như Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (tháng 12/2023), cũng như ý định thành lập nhóm hợp tác ba bên Australia - Nhật Bản - Hàn Quốc, bắt đầu bằng cuộc họp đầu tiên tại Sydney giữa các quan chức cấp cao và chuyên gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia vào tháng 6 năm ngoái.

Còn ở Đông Nam Á, Philippines đang tìm cách mở rộng các nguồn tài trợ để tăng cường khả năng quốc phòng bằng tàu ngầm và hệ thống tên lửa khi cam kết hỗ trợ an ninh của Mỹ đang rất mong manh. Tư lệnh quân đội Philippine Romeo Brawner cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. có thể sẽ ban hành một sắc lệnh cho phép tài trợ thương mại nước ngoài cho việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro thừa nhận “đang xem xét [kêu gọi] tài chính trong và ngoài nước” vì ngân sách của chính phủ cho việc nâng cấp quân sự “là không đủ”. Ông Teodoro cũng đã dẫn đầu các cuộc thảo luận gần đây với Hiệp hội Ngân hàng Philippines về việc khai thác các ngân hàng địa phương để nâng cấp quân đội.

Và vai trò của các nước “trong cuộc”

Với một nội các Trump 2.0 nổi bật bởi tư duy diều hâu và giao dịch, trật tự thế giới dựa trên luật lệ (rules-based order) đang bị thách thức hơn bao giờ hết. Khi Mỹ dần rút lui các nguồn hỗ trợ an ninh với các đồng minh khu vực, Trung Quốc có thể “nhảy vào” để lấp khoảng trống quyền lực. Cùng với đó, những yêu sách của Mỹ buộc các đồng minh khu vực phải điều chỉnh chính sách quốc phòng (như đã bàn ở trên).

Và, như một hệ quả của sự điều chỉnh này, môi trường an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Nhiều nhà quan sát dự đoán rằng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm nay khi một số chính phủ, như Nhật Bản và Philippines, có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng.

Chính quyền mới của Mỹ không chỉ đưa cuộc cạnh tranh siêu cường bước vào giai đoạn căng thẳng mới, mà còn đẩy các quốc gia nhỏ và tầm trung trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào tình thế “tự cứu” (self-help) theo logic của chủ nghĩa hiện thực (realism). Rồi đây sẽ không chỉ Nhật Bản, Philippines mà các quốc gia khác cũng có khả năng tăng chi ngân sách quốc phòng vì lo ngại bị đe dọa, dẫn đến vòng xoáy chạy đua vũ trang trong khu vực.

Song, thay vì đơn phương “tự cứu” trước nguy cơ bị Washington quay lưng, các quốc gia nên hợp tác thông qua các cơ chế đa phương và tiểu đa phương “phi Mỹ”, tương tự như cách mà Nhật Bản đang xây dựng với Hàn Quốc và Australia.

Nhắc đến chủ nghĩa đa phương tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, không thể bỏ qua ASEAN – tổ chức theo đuổi sứ mệnh đóng vai trò trung tâm của khu vực (ASEAN Centrality). ASEAN có thể dẫn dắt các cơ chế đa phương và tiểu đa phương về an ninh khu vực thông qua thúc đẩy hợp tác nội khối và hợp tác với các đối tác đối thoại trong cơ chế “ASEAN-Plus” như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia trong các lĩnh vực trọng tâm như phát triển năng lực an ninh hàng hải, tập trận chung…

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ở Penang (Malaysia) vào ngày 26/2, ông Mohamed Khaled Nordin, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, đã kêu gọi các thành viên ASEAN mở rộng hợp tác trong các ngành công nghiệp quốc phòng. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác lớn hơn là “rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài và thúc đẩy tự chủ cho khu vực trong việc mua sắm quốc phòng và phát triển công nghệ”.

Nếu thành công trong việc tăng cường điều phối các quan hệ hợp tác an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ASEAN có thể khẳng định vai trò trung tâm, cân bằng ảnh hưởng với sự “trỗi dậy” của Bắc Kinh trước một tương lai vắng bóng sự hiện diện của Washington ở khu vực.

Từ khoá: Trump nội các Mỹ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chính sách đối ngoại Mỹ

BÀI LIÊN QUAN