Mỹ áp thuế đối ứng 46% lên hàng Việt, thấy gì từ phản ứng của Hà Nội?
Việt Nam phản ứng ôn hòa, chủ động và linh hoạt trước mức thuế gây sốc từ Mỹ. Nhưng cải cách kinh tế và ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi không thể cấp bách hơn.


Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các chính sách thuế quan toàn cầu. Cụ thể, mức thuế cơ bản 10% được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Canada và Mexico. Bên cạnh đó, các mức thuế đối ứng “có đi có lại” (reciprocal) sẽ được áp dụng tùy theo từng quốc gia, dựa trên đánh giá của chính quyền Trump về các hành vi thương mại không công bằng của khoảng 60 nước.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia bị áp mức thuế đối ứng cao nhất, lên tới 46%. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan mới nhằm giảm thâm hụt thương mại và bảo vệ nền sản xuất nội địa. Chủ nghĩa bảo hộ kinh tế không phải là điều mới trong chính sách thương mại của Mỹ, nhưng mức thuế cao đột ngột và gây tranh cãi này cho thấy một thực tế là chính quyền Trump có cách tiếp cận thực dụng và cạnh tranh kể cả với các đối tác đang ngày càng quan trọng.
“Món quà thuế quan” của Trump
Chính sách thương mại của chính quyền Trump được định hình bởi việc áp dụng các biện pháp bảo hộ. Và việc áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ là cách tiếp cận nổi bật.
Năm 2024, thặng dư thương mại của Mỹ với Việt Nam đạt mức 123,5 tỷ USD, tăng 18,1% (18,9 tỷ USD) so với năm 2023. Với lập luận rằng Việt Nam đang “thao túng tiền tệ” và “hưởng lợi” từ thị trường Mỹ, ông Trump khẳng định mức thuế mới là biện pháp cần thiết để “đảm bảo thương mại công bằng”.
Câu hỏi mà giới quan sát cần chú ý không chỉ là về tính hợp lý của chính sách thuế mới, mà còn liên quan đến tác động lâu dài của nó đối với cấu trúc thương mại song phương và vị thế chiến lược của Việt Nam trong bức tranh kinh tế khu vực và toàn cầu.
Dù Washington tuyên bố biện pháp này nhằm bảo vệ người lao động và ngành công nghiệp Mỹ với khẩu hiệu “Made in America” - một ưu tiên về kinh tế và an ninh quốc gia, song cần lưu ý rằng quyết định này được đưa ra đúng vào thời điểm ông Trump vừa trở lại Nhà Trắng, với làn sóng dân túy trỗi dậy mạnh mẽ và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. ...

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các chính sách thuế quan toàn cầu. Cụ thể, mức thuế cơ bản 10% được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Canada và Mexico. Bên cạnh đó, các mức thuế đối ứng “có đi có lại” (reciprocal) sẽ được áp dụng tùy theo từng quốc gia, dựa trên đánh giá của chính quyền Trump về các hành vi thương mại không công bằng của khoảng 60 nước.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia bị áp mức thuế đối ứng cao nhất, lên tới 46%. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan mới nhằm giảm thâm hụt thương mại và bảo vệ nền sản xuất nội địa. Chủ nghĩa bảo hộ kinh tế không phải là điều mới trong chính sách thương mại của Mỹ, nhưng mức thuế cao đột ngột và gây tranh cãi này cho thấy một thực tế là chính quyền Trump có cách tiếp cận thực dụng và cạnh tranh kể cả với các đối tác đang ngày càng quan trọng.
“Món quà thuế quan” của Trump
Chính sách thương mại của chính quyền Trump được định hình bởi việc áp dụng các biện pháp bảo hộ. Và việc áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ là cách tiếp cận nổi bật.
Năm 2024, thặng dư thương mại của Mỹ với Việt Nam đạt mức 123,5 tỷ USD, tăng 18,1% (18,9 tỷ USD) so với năm 2023. Với lập luận rằng Việt Nam đang “thao túng tiền tệ” và “hưởng lợi” từ thị trường Mỹ, ông Trump khẳng định mức thuế mới là biện pháp cần thiết để “đảm bảo thương mại công bằng”.
Câu hỏi mà giới quan sát cần chú ý không chỉ là về tính hợp lý của chính sách thuế mới, mà còn liên quan đến tác động lâu dài của nó đối với cấu trúc thương mại song phương và vị thế chiến lược của Việt Nam trong bức tranh kinh tế khu vực và toàn cầu.
Dù Washington tuyên bố biện pháp này nhằm bảo vệ người lao động và ngành công nghiệp Mỹ với khẩu hiệu “Made in America” - một ưu tiên về kinh tế và an ninh quốc gia, song cần lưu ý rằng quyết định này được đưa ra đúng vào thời điểm ông Trump vừa trở lại Nhà Trắng, với làn sóng dân túy trỗi dậy mạnh mẽ và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. ...
Từ khoá: chính sách thuế quan Donald Trump Mỹ thương chiến Mỹ - Trung thuế đối ứng