Kỳ họp “lưỡng hội” khóa 14: Tương lai nào cho nền kinh tế Trung Quốc?
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức, kỳ họp “lưỡng hội” đề ra tầm nhìn và những mục tiêu phát triển khiêm tốn.


Vào ngày 5/3, phiên họp thứ 2 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress - NPC, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa 14 đã khai mạc, và mối quan tâm xoay quanh các chính sách và biện pháp ứng phó mà chính phủ nước này sẽ thực hiện trong thời gian tới để ứng phó với các thách thức về kinh tế mà quốc gia này đang đối mặt.
Kỳ họp “lưỡng hội” là gì?
Theo Hiến pháp Trung Quốc, Quốc hội nước này là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, tuy vậy, trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực bao trùm hơn. Quyền ra quyết định thực sự vẫn nằm trong tay 7 uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giới quan sát và các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi Quốc hội Trung Quốc là “con dấu cao su” (rubber stamp) hay tệ hơn là “bù nhìn” khi chức năng chủ yếu của cơ quan này là phê chuẩn các quyết định được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, các thành viên Quốc hội chủ yếu biểu quyết với sự “nhất trí” cao mà hiếm khi đưa ra ý kiến phản biện, trao đổi thẳng thắn và có tính thực chất. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội vẫn có vai trò nhất định, đặc biệt là đối với các vấn đề không quá nhạy cảm, và đôi khi gồm cả vấn đề ngân sách.
Các cuộc họp của Quốc hội diễn ra cùng thời điểm với các cuộc họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chinese People’s Political Consultative Conference - CPPCC), một cơ quan cố vấn chính trị nhưng không có quyền lực lập pháp. Các đại biểu của CPPCC không nhất thiết phải là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc dù cuộc họp có mục tiêu là gắn kết các thành phần khác nhau vì mục tiêu chung và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các ý kiến đóng góp của các đại biểu CPPCC hiếm khi mang lại những thay đổi đáng kể về khía cạnh chính sách.
Hai cuộc họp thường niên của NPC và CPPCC thường được gọi là “lưỡng hội” (两会- lianghui) vì thời gian tổ chức có sự giao nhau. Nhìn chung, “lưỡng hội” là dịp để chính phủ Trung Quốc đưa ra thông báo chính thức về các ưu tiên chính sách trong năm, và dù các tuyên bố phần lớn “được viết sẵn theo kịch bản”, nhưng chúng thường được chú ý vì bao gồm các chính sách quan trọng.
Năm nay, gần 3000 đại biểu NPC và 2200 thành viên của CPPCC đã cùng tham gia cuộc họp kéo dài gần một tuần. “Lưỡng hội” được tổ chức vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, và quốc gia này đang thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
Kinh tế là trọng tâm
Việc hàng nghìn đại biểu từ khắp quốc gia này tề tựu ở Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để thảo luận tại sự kiện chính trị thường niên hàng đầu của đất nước cho thấy tính chất quan trọng của nó. Tại kỳ họp “lưỡng hội”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung lắng nghe các báo cáo, thảo luận, và trao đổi về các kế hoạch chính trị, kinh tế, xã hội mà chính phủ sẽ triển khai để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian tới. Việc phê chuẩn luật, thông qua các quyết định nhân sự và chi tiêu ngân sách cũng là các nội dung quan trọng. Đây cũng là cơ hội để chính phủ xoa dịu mối quan ngại của người dân về những thách thức và rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt.
Nhưng có lẽ, hơn hết, đây là cơ hội để chính phủ Trung Quốc cho thấy tính “minh bạch” trong việc sẵn sàng lắng nghe ý kiến xây dựng về đường hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới, dù trên thực tế, các đại biểu không có nhiều không gian thảo luận và các trao đổi đều phải xoay quanh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về bản chất, các cuộc họp chỉ mang tính chất nghi thức và phô trương, với các diễn biến chính trị được dàn dựng chặt chẽ từ trước và hầu hết các quyết định đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc thống nhất trước đó. Tuy vậy, kỳ họp lần này thu hút sự chú ý của dư luận khi nền kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng, trải dài từ lĩnh vực bất động sản, cho đến giảm phát, sự lao dốc của thị trường chứng khoán và hơn hết là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng mở rộng ở các lĩnh vực như công nghệ, kỹ thuật số, năng lượng tái tạo.
Liệu Trung Quốc có “trụ vững” để tiếp tục tham vọng dẫn đầu thế giới? Và quốc gia này sẽ có những điều chỉnh nào về chính sách để “vững vàng” trong cuộc đua tranh nhằm thay thế Mỹ và trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu?
Kỳ họp “lưỡng hội” diễn ra khi vai trò và vị thế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm vì các thách thức kinh tế đang đè nặng lên quốc gia này và các quan ngại trong nước ngày càng gia tăng, nhất là tình trạng thất nghiệp ở người trẻ (và điều này càng đáng lo ngại khi các doanh nghiệp vẫn thận trọng trong việc bổ sung thêm lao động trước các bất ổn về kinh tế), xuất khẩu chậm lại, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải “vật lộn” để tồn tại.
Người ta cũng không khó để nhớ lại rằng, ông Tập bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba vào tháng 3 năm ngoái khi phá vỡ các chuẩn mực kế vị, qua đó trở thành nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước chiếm đến hơn 1,4 tỷ dân. Quy tụ xung quanh vị Chủ tịch nước này là một đội ngũ các quan chức trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn được lựa chọn, trên hết, vì lòng trung thành, sau đó mới là kinh nghiệm quản trị.
Nhưng liệu Trung Quốc có đề ra được những chiến lược mang tính bước ngoặt để qua đó tạo sức bật cho nền kinh tế của nước này? Trước kỳ họp, có nhiều ý kiến cho rằng khả năng rất cao là chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, nhưng khả năng quốc gia này đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ là không cao.
Vậy thì Trung Quốc đã đưa ra các mục tiêu kinh tế gì? Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2024 ở mức “khoảng 5%” (around 5 percent); đây là mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng hai con số của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ này là khá cao so với các nền kinh tế phát triển, nhưng nó thấp hơn so với mục tiêu hơn 6% của 5 năm trước, và càng thấp hơn nhiều so với con số 10% được ghi nhận trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” – con số khá khiêm tốn – có thể cho thấy sự thay đổi trong trọng tâm chiến lược của quốc gia này khi Trung Quốc dần “chuyển từ việc theo đuổi một con số cố định sang các ưu tiên chính sách khác, chẳng hạn như cạnh tranh công nghệ với Mỹ và an ninh”. Về dài hạn, có lẽ Trung Quốc cũng sẽ không ưu tiên cho các chính sách thật sự bài bản [người viết nhấn mạnh] để kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mục tiêu “khoảng 5%” này vẫn có thể không quá xa vời. Larry Hu, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group, nhận định mục tiêu này là đầy tham vọng nhưng không quá viển vông, và lý do mà chính phủ Trung Quốc đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng như vậy, “có thể là vì họ muốn tăng cường niềm tin và tránh vòng xoáy giảm phát đi xuống… [Và việc này] đòi hỏi các biện pháp nới lỏng mạnh mẽ hơn năm ngoái. Do đó, nó cũng có thể cải thiện triển vọng tăng trưởng của các hộ gia đình và doanh nghiệp”.
Trên thực tế, Trung Quốc phải nỗ lực cải cách hơn rất nhiều. Các nghiên cứu khá bi quan khi chỉ ra Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giảm phát dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Giá tiêu dùng đã giảm nhanh chóng và các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng không mang lại nhiều tín hiệu tích cực, và nghiêm trọng hơn, mức giảm có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài. Gánh nặng, theo đó, không chỉ oằn lên vai người tiêu dùng mà còn cho cả các doanh nghiệp.
Năng lực tiêu dùng nội địa giảm là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy sức dẻo dai về kinh tế của Trung Quốc đang “rất có vấn đề”; và tương lai kinh tế Trung Quốc có thể ảm đạm hơn nếu việc cải cách không được thực hiện với quyết tâm cao. Chính phủ Trung Quốc cũng không nên loại trừ khả năng ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tái đắc cử vào tháng 11 tới và theo đó đẩy mạnh một cuộc chiến thương mại toàn diện hơn với Trung Quốc. Ông Trump đã giành chiến thắng trong một loạt cuộc tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa, và đang tiến gần hơn đến việc trở thành ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Để làm rõ hơn cho tầm nhìn của chính phủ nước này, Thủ tướng Lý Cường cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy “chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, bao gồm tận dụng tốt hơn các chính sách tài chính, cải cách thuế, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, xóa bỏ rào cản đối với đầu tư tư nhân và phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt. Ông Lý cũng bổ sung thêm, để duy trì thị trường việc làm ổn định, nước này sẽ cải thiện các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các khoản vay đặc biệt cũng như trợ cấp việc làm và bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhiều hơn cho các ngành và doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Quan trọng là chính phủ nhấn mạnh việc đặt mục tiêu tạo ra 12 triệu việc làm mới ở khu vực đô thị và giới hạn tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,5%.
Nhìn chung, không có chính sách lớn nào được công bố để kích thích nền kinh tế (và điều này có lẽ không khiến các nhà quan sát ngạc nhiên), dù Thủ tướng Lý Cường cho biết chính phủ sẽ “ổn định và mở rộng” tiêu dùng, đồng thời cam kết tăng chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn như điện tử và phương tiện sử dụng năng lượng mới. Trong các cuộc họp sắp tới, các quan chức Trung Quốc cũng có thể không công bố các gói cứu trợ quan trọng để đưa nền kinh tế đi đúng hướng. Sau rốt, điều này có thể làm nản lòng các doanh nghiệp và nhà đầu tư, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những cụm từ như “phát triển chất lượng cao” (high-quality development) và “lực lượng sản xuất mới” (new productive forces), đã được ông Tập sử dụng từ năm ngoái, có thể được làm rõ hơn tại kỳ họp “lưỡng hội”. Vào cuối tháng 1, ông Tập tuyên bố phát triển lực lượng sản xuất mới là yêu cầu nội sinh và một trục (pivot) cho sự phát triển chất lượng cao. Cho đến nay, các thuật ngữ này biểu thị sự tập trung vào việc cải thiện năng suất và thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi và chiến lược, mang lại giá trị gia tăng cao hơn như công nghệ khí hậu, khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhìn chung, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục ưu tiên cho các ngành công nghệ có khả năng tạo ra đột phá để giúp quốc gia này chuyển đổi kinh tế và qua đó giành được ưu thế trong cuộc đua công nghệ với Mỹ.
Tuy nhiên, có nhiều lo ngại cho rằng các chính sách ủng hộ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước dưới thời ông Tập Cận Bình “đã đi quá xa và đang làm cản trở sự đổi mới trong hoạch định chính sách”. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng các biện pháp kiểm soát truyền thông, các công ty công nghệ, giới nghệ sĩ và cả các cá nhân giàu có… là để đạt được “sự thịnh vượng chung” (common prosperity). Trong bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 10 Ban Chấp hành Kinh tế Tài chính Trung ương vào tháng 8/2021, ông Tập cho đây là yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa xã hội và là một đặc điểm quan trọng của quá trình hiện đại hóa của quốc gia này. Cho đến nay, các nội dung cơ bản này được nhấn mạnh nhiều lần trong các bài phát biểu của quan chức Trung Quốc.
Các quan ngại trên, nhất là với các nhà đầu tư và giới thượng lưu, không phải là không có cơ sở. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc mở rộng việc siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp tư nhân, sửa đổi luật chống gián điệp với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, và ban hành nhiều quy định nhằm can thiệp vào thị trường. Các công ty vẫn lo ngại về việc quyền tự chủ của họ sẽ không được tôn trọng khi vào tháng 12/2023, các cơ quan quản lý của nước này đã công bố các quy định mới hạn chế chi tiêu của người Trung Quốc cho trò chơi trực tuyến, và điều này, một lần nữa, càng gây hoang mang cho các nhà đầu tư.
Đáng lẽ, thị trường nên là động lực cho kinh tế và chính phủ Trung Quốc nên tránh chủ nghĩa quân bình (egalitarianism). Tuy vậy, chính phủ nước này không cho rằng đây là mối đe doạ đối với nền kinh tế. Năm 2021, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã có bài viết giải thích rằng: “Sự thịnh vượng chung không phải là chủ nghĩa quân bình. Nó hoàn toàn không phải là cướp của người giàu để giúp đỡ người nghèo như một số phương tiện truyền thông phương Tây đã hiểu sai”. Đến nay, các quan chức Trung Quốc nhìn chung vẫn khá lạc quan và tin tưởng vào các chính sách của chính phủ.
Từ kinh tế đến chính trị
Với việc tiếp tục nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế và nêu lên các giải pháp, chính phủ Trung Quốc dường như đang cố gắng khôi phục niềm tin trong giới doanh nghiệp và đầu tư (vốn đã bị rạn nứt và kèm theo đó là đầy hoài nghi về định hướng chính sách của chính phủ), đồng thời “dập tắt những quan điểm tiêu cực”.
Tuy nhiên, rõ ràng là, cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa thấy được những thay đổi căn bản về chính sách, đặc biệt là khi những cải cách cơ cấu có thể thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế trong khi quá trình chuyển đổi kinh tế sắp tới của Trung Quốc sẽ rất khó khăn vì hàng loạt các thách thức có tính cấu trúc như dân số giảm, các nhà đầu tư quan ngại, và phần lớn các hộ gia đình không cảm thấy hạnh phúc, đó là chưa kể chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Thế nhưng, các quan chức Trung Quốc vẫn “bình chân như vại” và cho rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang hướng tới xu hướng phục hồi và cải thiện cơ bản trong dài hạn.
Dù chính phủ Trung Quốc không đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế (và rõ ràng động thái này có thể gây quan ngại) thì điều này cũng không thể thách thức quyền lực tuyệt đối của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Bởi lẽ, ông Tập vẫn là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước kể từ thời Mao Trạch Đông, hơn nữa, ông Tập không cần phải trải qua các cuộc bầu cử để duy trì và củng cố vị thế của mình. Hơn hết, điều mà ông Tập quan tâm có lẽ là việc có thể tiếp tục kiểm soát giới tinh hoa chính trị và duy trì sự ổn định bên trong Đảng Cộng sản hơn là lo lắng về sự chấp thuận của quần chúng.
Trong các bài phát biểu, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố an ninh quốc gia và ổn định xã hội thay vì các ưu tiên kinh tế. Bên cạnh đó, ông Tập cũng lãnh đạo đất nước dựa trên nền tảng là sự kết hợp của một nền chính trị theo hướng tả của chủ nghĩa Lênin, nền kinh tế về phía tả của tư tưởng Marx và chính sách đối ngoại theo cánh hữu chủ nghĩa dân tộc, song song đó là phục hồi các doanh nghiệp nhà nước và đặt ra những hạn chế mới đối với khu vực tư nhân, thay vì quan tâm đến thị trường tự do. Do đó, sẽ khó để lạc quan rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy môi trường kinh doanh tự do, và ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế gắn với các cải cách lành mạnh mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc không giữ vai trò cầm trịch.
Sự bi quan này càng được củng cố bởi việc Thủ tướng Lý Cường sẽ không tổ chức họp báo sau kỳ họp “lưỡng hội”. Năm 1991, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Lý Bằng lần đầu tiên tham dự họp báo được tổ chức sau khi kết thúc “lưỡng hội”. Kể từ năm 1993, việc thủ tướng Trung Quốc họp báo trong thời gian diễn ra “lưỡng hội” đã trở thành thông lệ và thu hút sự quan tâm của công chúng, góp phần cho thấy chính phủ cởi mở với báo chí. Do đó, sự kiện “bất thường” lần này có thể được xem là sự “phá lệ” đáng chú ý.
Việc không tổ chức họp báo cũng có thể nhằm tránh các câu hỏi từ các phóng viên trong nước và quốc tế, mặc dù đa phần các câu hỏi này được chọn lọc kỹ càng. Động thái này có thể nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của nhân vật số 2 trong nền chính trị Trung Quốc là Thủ tướng Lý Cường, đặc biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn đảm bảo duy trì quyền lực tuyệt đối và “không muốn bị một nhân vật cấp cao khác trong Đảng Cộng sản Trung Quốc lấn át”.
Các chính sách của chính phủ Trung Quốc có thể mang lại triển vọng ngắn hạn, tuy nhiên, có lẽ các quan chức nước này khó có thể khôi phục lại niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Triển vọng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc và sự “thịnh vượng chung” mà Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ càng thêm khó khăn.
Ghi chú: Quan điểm trong bài viết là của riêng tác giả, không đại diện cho nơi tác giả làm việc hay cộng tác.

Vào ngày 5/3, phiên họp thứ 2 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress - NPC, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa 14 đã khai mạc, và mối quan tâm xoay quanh các chính sách và biện pháp ứng phó mà chính phủ nước này sẽ thực hiện trong thời gian tới để ứng phó với các thách thức về kinh tế mà quốc gia này đang đối mặt.
Kỳ họp “lưỡng hội” là gì?
Theo Hiến pháp Trung Quốc, Quốc hội nước này là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, tuy vậy, trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực bao trùm hơn. Quyền ra quyết định thực sự vẫn nằm trong tay 7 uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giới quan sát và các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi Quốc hội Trung Quốc là “con dấu cao su” (rubber stamp) hay tệ hơn là “bù nhìn” khi chức năng chủ yếu của cơ quan này là phê chuẩn các quyết định được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, các thành viên Quốc hội chủ yếu biểu quyết với sự “nhất trí” cao mà hiếm khi đưa ra ý kiến phản biện, trao đổi thẳng thắn và có tính thực chất. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội vẫn có vai trò nhất định, đặc biệt là đối với các vấn đề không quá nhạy cảm, và đôi khi gồm cả vấn đề ngân sách.
Các cuộc họp của Quốc hội diễn ra cùng thời điểm với các cuộc họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chinese People’s Political Consultative Conference - CPPCC), một cơ quan cố vấn chính trị nhưng không có quyền lực lập pháp. Các đại biểu của CPPCC không nhất thiết phải là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc dù cuộc họp có mục tiêu là gắn kết các thành phần khác nhau vì mục tiêu chung và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các ý kiến đóng góp của các đại biểu CPPCC hiếm khi mang lại những thay đổi đáng kể về khía cạnh chính sách.
Hai cuộc họp thường niên của NPC và CPPCC thường được gọi là “lưỡng hội” (两会- lianghui) vì thời gian tổ chức có sự giao nhau. Nhìn chung, “lưỡng hội” là dịp để chính phủ Trung Quốc đưa ra thông báo chính thức về các ưu tiên chính sách trong năm, và dù các tuyên bố phần lớn “được viết sẵn theo kịch bản”, nhưng chúng thường được chú ý vì bao gồm các chính sách quan trọng.
Năm nay, gần 3000 đại biểu NPC và 2200 thành viên của CPPCC đã cùng tham gia cuộc họp kéo dài gần một tuần. “Lưỡng hội” được tổ chức vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, và quốc gia này đang thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
Kinh tế là trọng tâm
Việc hàng nghìn đại biểu từ khắp quốc gia này tề tựu ở Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để thảo luận tại sự kiện chính trị thường niên hàng đầu của đất nước cho thấy tính chất quan trọng của nó. Tại kỳ họp “lưỡng hội”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung lắng nghe các báo cáo, thảo luận, và trao đổi về các kế hoạch chính trị, kinh tế, xã hội mà chính phủ sẽ triển khai để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian tới. Việc phê chuẩn luật, thông qua các quyết định nhân sự và chi tiêu ngân sách cũng là các nội dung quan trọng. Đây cũng là cơ hội để chính phủ xoa dịu mối quan ngại của người dân về những thách thức và rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt.
Nhưng có lẽ, hơn hết, đây là cơ hội để chính phủ Trung Quốc cho thấy tính “minh bạch” trong việc sẵn sàng lắng nghe ý kiến xây dựng về đường hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới, dù trên thực tế, các đại biểu không có nhiều không gian thảo luận và các trao đổi đều phải xoay quanh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về bản chất, các cuộc họp chỉ mang tính chất nghi thức và phô trương, với các diễn biến chính trị được dàn dựng chặt chẽ từ trước và hầu hết các quyết định đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc thống nhất trước đó. Tuy vậy, kỳ họp lần này thu hút sự chú ý của dư luận khi nền kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng, trải dài từ lĩnh vực bất động sản, cho đến giảm phát, sự lao dốc của thị trường chứng khoán và hơn hết là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng mở rộng ở các lĩnh vực như công nghệ, kỹ thuật số, năng lượng tái tạo.
Liệu Trung Quốc có “trụ vững” để tiếp tục tham vọng dẫn đầu thế giới? Và quốc gia này sẽ có những điều chỉnh nào về chính sách để “vững vàng” trong cuộc đua tranh nhằm thay thế Mỹ và trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu?
Kỳ họp “lưỡng hội” diễn ra khi vai trò và vị thế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm vì các thách thức kinh tế đang đè nặng lên quốc gia này và các quan ngại trong nước ngày càng gia tăng, nhất là tình trạng thất nghiệp ở người trẻ (và điều này càng đáng lo ngại khi các doanh nghiệp vẫn thận trọng trong việc bổ sung thêm lao động trước các bất ổn về kinh tế), xuất khẩu chậm lại, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải “vật lộn” để tồn tại.
Người ta cũng không khó để nhớ lại rằng, ông Tập bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba vào tháng 3 năm ngoái khi phá vỡ các chuẩn mực kế vị, qua đó trở thành nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước chiếm đến hơn 1,4 tỷ dân. Quy tụ xung quanh vị Chủ tịch nước này là một đội ngũ các quan chức trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn được lựa chọn, trên hết, vì lòng trung thành, sau đó mới là kinh nghiệm quản trị.
Nhưng liệu Trung Quốc có đề ra được những chiến lược mang tính bước ngoặt để qua đó tạo sức bật cho nền kinh tế của nước này? Trước kỳ họp, có nhiều ý kiến cho rằng khả năng rất cao là chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, nhưng khả năng quốc gia này đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ là không cao.
Vậy thì Trung Quốc đã đưa ra các mục tiêu kinh tế gì? Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2024 ở mức “khoảng 5%” (around 5 percent); đây là mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng hai con số của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ này là khá cao so với các nền kinh tế phát triển, nhưng nó thấp hơn so với mục tiêu hơn 6% của 5 năm trước, và càng thấp hơn nhiều so với con số 10% được ghi nhận trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” – con số khá khiêm tốn – có thể cho thấy sự thay đổi trong trọng tâm chiến lược của quốc gia này khi Trung Quốc dần “chuyển từ việc theo đuổi một con số cố định sang các ưu tiên chính sách khác, chẳng hạn như cạnh tranh công nghệ với Mỹ và an ninh”. Về dài hạn, có lẽ Trung Quốc cũng sẽ không ưu tiên cho các chính sách thật sự bài bản [người viết nhấn mạnh] để kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mục tiêu “khoảng 5%” này vẫn có thể không quá xa vời. Larry Hu, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group, nhận định mục tiêu này là đầy tham vọng nhưng không quá viển vông, và lý do mà chính phủ Trung Quốc đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng như vậy, “có thể là vì họ muốn tăng cường niềm tin và tránh vòng xoáy giảm phát đi xuống… [Và việc này] đòi hỏi các biện pháp nới lỏng mạnh mẽ hơn năm ngoái. Do đó, nó cũng có thể cải thiện triển vọng tăng trưởng của các hộ gia đình và doanh nghiệp”.
Trên thực tế, Trung Quốc phải nỗ lực cải cách hơn rất nhiều. Các nghiên cứu khá bi quan khi chỉ ra Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giảm phát dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Giá tiêu dùng đã giảm nhanh chóng và các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng không mang lại nhiều tín hiệu tích cực, và nghiêm trọng hơn, mức giảm có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài. Gánh nặng, theo đó, không chỉ oằn lên vai người tiêu dùng mà còn cho cả các doanh nghiệp.
Năng lực tiêu dùng nội địa giảm là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy sức dẻo dai về kinh tế của Trung Quốc đang “rất có vấn đề”; và tương lai kinh tế Trung Quốc có thể ảm đạm hơn nếu việc cải cách không được thực hiện với quyết tâm cao. Chính phủ Trung Quốc cũng không nên loại trừ khả năng ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tái đắc cử vào tháng 11 tới và theo đó đẩy mạnh một cuộc chiến thương mại toàn diện hơn với Trung Quốc. Ông Trump đã giành chiến thắng trong một loạt cuộc tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa, và đang tiến gần hơn đến việc trở thành ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Để làm rõ hơn cho tầm nhìn của chính phủ nước này, Thủ tướng Lý Cường cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy “chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, bao gồm tận dụng tốt hơn các chính sách tài chính, cải cách thuế, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, xóa bỏ rào cản đối với đầu tư tư nhân và phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt. Ông Lý cũng bổ sung thêm, để duy trì thị trường việc làm ổn định, nước này sẽ cải thiện các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các khoản vay đặc biệt cũng như trợ cấp việc làm và bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhiều hơn cho các ngành và doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Quan trọng là chính phủ nhấn mạnh việc đặt mục tiêu tạo ra 12 triệu việc làm mới ở khu vực đô thị và giới hạn tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,5%.
Nhìn chung, không có chính sách lớn nào được công bố để kích thích nền kinh tế (và điều này có lẽ không khiến các nhà quan sát ngạc nhiên), dù Thủ tướng Lý Cường cho biết chính phủ sẽ “ổn định và mở rộng” tiêu dùng, đồng thời cam kết tăng chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn như điện tử và phương tiện sử dụng năng lượng mới. Trong các cuộc họp sắp tới, các quan chức Trung Quốc cũng có thể không công bố các gói cứu trợ quan trọng để đưa nền kinh tế đi đúng hướng. Sau rốt, điều này có thể làm nản lòng các doanh nghiệp và nhà đầu tư, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những cụm từ như “phát triển chất lượng cao” (high-quality development) và “lực lượng sản xuất mới” (new productive forces), đã được ông Tập sử dụng từ năm ngoái, có thể được làm rõ hơn tại kỳ họp “lưỡng hội”. Vào cuối tháng 1, ông Tập tuyên bố phát triển lực lượng sản xuất mới là yêu cầu nội sinh và một trục (pivot) cho sự phát triển chất lượng cao. Cho đến nay, các thuật ngữ này biểu thị sự tập trung vào việc cải thiện năng suất và thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi và chiến lược, mang lại giá trị gia tăng cao hơn như công nghệ khí hậu, khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhìn chung, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục ưu tiên cho các ngành công nghệ có khả năng tạo ra đột phá để giúp quốc gia này chuyển đổi kinh tế và qua đó giành được ưu thế trong cuộc đua công nghệ với Mỹ.
Tuy nhiên, có nhiều lo ngại cho rằng các chính sách ủng hộ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước dưới thời ông Tập Cận Bình “đã đi quá xa và đang làm cản trở sự đổi mới trong hoạch định chính sách”. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng các biện pháp kiểm soát truyền thông, các công ty công nghệ, giới nghệ sĩ và cả các cá nhân giàu có… là để đạt được “sự thịnh vượng chung” (common prosperity). Trong bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 10 Ban Chấp hành Kinh tế Tài chính Trung ương vào tháng 8/2021, ông Tập cho đây là yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa xã hội và là một đặc điểm quan trọng của quá trình hiện đại hóa của quốc gia này. Cho đến nay, các nội dung cơ bản này được nhấn mạnh nhiều lần trong các bài phát biểu của quan chức Trung Quốc.
Các quan ngại trên, nhất là với các nhà đầu tư và giới thượng lưu, không phải là không có cơ sở. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc mở rộng việc siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp tư nhân, sửa đổi luật chống gián điệp với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, và ban hành nhiều quy định nhằm can thiệp vào thị trường. Các công ty vẫn lo ngại về việc quyền tự chủ của họ sẽ không được tôn trọng khi vào tháng 12/2023, các cơ quan quản lý của nước này đã công bố các quy định mới hạn chế chi tiêu của người Trung Quốc cho trò chơi trực tuyến, và điều này, một lần nữa, càng gây hoang mang cho các nhà đầu tư.
Đáng lẽ, thị trường nên là động lực cho kinh tế và chính phủ Trung Quốc nên tránh chủ nghĩa quân bình (egalitarianism). Tuy vậy, chính phủ nước này không cho rằng đây là mối đe doạ đối với nền kinh tế. Năm 2021, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã có bài viết giải thích rằng: “Sự thịnh vượng chung không phải là chủ nghĩa quân bình. Nó hoàn toàn không phải là cướp của người giàu để giúp đỡ người nghèo như một số phương tiện truyền thông phương Tây đã hiểu sai”. Đến nay, các quan chức Trung Quốc nhìn chung vẫn khá lạc quan và tin tưởng vào các chính sách của chính phủ.
Từ kinh tế đến chính trị
Với việc tiếp tục nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế và nêu lên các giải pháp, chính phủ Trung Quốc dường như đang cố gắng khôi phục niềm tin trong giới doanh nghiệp và đầu tư (vốn đã bị rạn nứt và kèm theo đó là đầy hoài nghi về định hướng chính sách của chính phủ), đồng thời “dập tắt những quan điểm tiêu cực”.
Tuy nhiên, rõ ràng là, cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa thấy được những thay đổi căn bản về chính sách, đặc biệt là khi những cải cách cơ cấu có thể thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế trong khi quá trình chuyển đổi kinh tế sắp tới của Trung Quốc sẽ rất khó khăn vì hàng loạt các thách thức có tính cấu trúc như dân số giảm, các nhà đầu tư quan ngại, và phần lớn các hộ gia đình không cảm thấy hạnh phúc, đó là chưa kể chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Thế nhưng, các quan chức Trung Quốc vẫn “bình chân như vại” và cho rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang hướng tới xu hướng phục hồi và cải thiện cơ bản trong dài hạn.
Dù chính phủ Trung Quốc không đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế (và rõ ràng động thái này có thể gây quan ngại) thì điều này cũng không thể thách thức quyền lực tuyệt đối của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Bởi lẽ, ông Tập vẫn là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước kể từ thời Mao Trạch Đông, hơn nữa, ông Tập không cần phải trải qua các cuộc bầu cử để duy trì và củng cố vị thế của mình. Hơn hết, điều mà ông Tập quan tâm có lẽ là việc có thể tiếp tục kiểm soát giới tinh hoa chính trị và duy trì sự ổn định bên trong Đảng Cộng sản hơn là lo lắng về sự chấp thuận của quần chúng.
Trong các bài phát biểu, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố an ninh quốc gia và ổn định xã hội thay vì các ưu tiên kinh tế. Bên cạnh đó, ông Tập cũng lãnh đạo đất nước dựa trên nền tảng là sự kết hợp của một nền chính trị theo hướng tả của chủ nghĩa Lênin, nền kinh tế về phía tả của tư tưởng Marx và chính sách đối ngoại theo cánh hữu chủ nghĩa dân tộc, song song đó là phục hồi các doanh nghiệp nhà nước và đặt ra những hạn chế mới đối với khu vực tư nhân, thay vì quan tâm đến thị trường tự do. Do đó, sẽ khó để lạc quan rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy môi trường kinh doanh tự do, và ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế gắn với các cải cách lành mạnh mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc không giữ vai trò cầm trịch.
Sự bi quan này càng được củng cố bởi việc Thủ tướng Lý Cường sẽ không tổ chức họp báo sau kỳ họp “lưỡng hội”. Năm 1991, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Lý Bằng lần đầu tiên tham dự họp báo được tổ chức sau khi kết thúc “lưỡng hội”. Kể từ năm 1993, việc thủ tướng Trung Quốc họp báo trong thời gian diễn ra “lưỡng hội” đã trở thành thông lệ và thu hút sự quan tâm của công chúng, góp phần cho thấy chính phủ cởi mở với báo chí. Do đó, sự kiện “bất thường” lần này có thể được xem là sự “phá lệ” đáng chú ý.
Việc không tổ chức họp báo cũng có thể nhằm tránh các câu hỏi từ các phóng viên trong nước và quốc tế, mặc dù đa phần các câu hỏi này được chọn lọc kỹ càng. Động thái này có thể nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của nhân vật số 2 trong nền chính trị Trung Quốc là Thủ tướng Lý Cường, đặc biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn đảm bảo duy trì quyền lực tuyệt đối và “không muốn bị một nhân vật cấp cao khác trong Đảng Cộng sản Trung Quốc lấn át”.
Các chính sách của chính phủ Trung Quốc có thể mang lại triển vọng ngắn hạn, tuy nhiên, có lẽ các quan chức nước này khó có thể khôi phục lại niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Triển vọng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc và sự “thịnh vượng chung” mà Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ càng thêm khó khăn.
Ghi chú: Quan điểm trong bài viết là của riêng tác giả, không đại diện cho nơi tác giả làm việc hay cộng tác.
Từ khoá: "lưỡng hội" kinh tế Trung Quốc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc kinh tế - chính trị