Thế trận “bao vây quốc phòng” của Nhật Bản đối với Trung Quốc

Lo ngại về sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, Nhật Bản vừa nâng cao năng lực quốc phòng, vừa tăng cường kết nối với Mỹ và các quốc gia khác để “bao vây” Bắc Kinh.

Trương Tuấn Kiệt 07/01/2024
Image
Ngoại trưởng Nhật Bản Y. Hayashi (trái) và Ngoại trưởng Mỹ A. Blinken (phải) gặp nhau tại Washington vào tháng 1/2023 - (C): Michael Reynolds/Shutterstock/The Wall Street Journal

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy - NSS) được công bố vào tháng 12/2022, Nhật Bản khẳng định Trung Quốc là “vấn đề đáng quan ngại” và là “thách thức chiến lược lớn nhất”. Tình hình ở eo biển Đài Loan cũng được mô tả là nguồn gốc của những “mối quan ngại” ngày càng gia tăng nhanh chóng, “không chỉ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, mà còn trong toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Nhật Bản cũng nhận thức rằng khu vực Đông Á là “trái bom hẹn giờ” có thể gây ra các cuộc khủng hoảng, thậm chí là nguy cơ về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Vì thế, Nhật Bản sẽ đóng vai trò như mặt trận trung tâm trong việc đối phó với các thách thức từ sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.

Ba hướng tiếp cận

Hiện đại hoá Lực lượng Phòng vệ (SDF)      

Để khẳng định quyết tâm kiềm tỏa Trung Quốc, Nhật Bản ưu tiên đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa SDF. Theo đó, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản trong năm ngoái đã tăng vọt lên 6,8 nghìn tỷ Yên (52 tỷ USD), cao hơn 26% so với năm 2022. Với ngân sách tăng mạnh như trên, chính phủ Nhật Bản - vào tháng tư năm ngoái - đã ký một loạt hợp đồng sản xuất, phát triển vũ khí với Tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries Group), gồm tên lửa lướt siêu thanh, tên lửa chống hạm Type 12 cải tiến ở tất cả các biến thể (phóng từ mặt đất, tàu chiến và phóng từ trên không), và tên lửa chống hạm tầm xa phóng từ tàu ngầm.

Chưa dừng lại ở đó, Nhật Bản đã phân bổ khoảng 211,3 tỷ Yên (1,4 tỷ USD) để mua 400 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ, và hiện thương vụ vẫn đang phải chờ Quốc hội Mỹ chấp thuận. Trong khi phải chờ kết luận cuối cùng về thương vụ này, phía Nhật Bản - vào tháng 8 năm ngoái - đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt thỏa thuận mua vũ khí trị giá 104 triệu USD, bao gồm 50 tên lửa tấn công không đối đất Lockheed Martin AGM-158B, Bộ thu Hệ thống Định vị Toàn cầu JASSM Anti-Jam, tên lửa huấn luyện và nhiều thiết bị, dịch vụ hỗ trợ. Cũng trong tháng 8, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thống nhất kế hoạch phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu vượt âm, đặt mục tiêu hoàn thành vào những năm 2030. 

Một động thái nổi bật khác là Nhật Bản, Anh, và Italia đã ký kết hiệp định chính thức hóa các kế hoạch cùng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới vào tháng 12 năm ngoái. Hiệp định trên được ký kết một năm sau khi các bên ký thỏa thuận hợp tác về việc này. Đối với Nhật Bản, dự án trên là cú hích trong nỗ lực đa dạng hóa quốc phòng sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào Mỹ về quân sự. Đặc biệt, máy bay sản xuất mới này dự kiến sẽ thay thế máy bay phản lực F-2 (do Mỹ và Nhật cùng sản xuất) đang được sử dụng.

Trong năm tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 4), ngân sách chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh, phá sâu mức kỷ lục hiện tại. Theo đó, nội các Nhật Bản đã chốt mức phân bổ cho ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2024 để đề xuất lên Quốc hội là 7.950 tỷ Yên (55,9 tỷ USD). So với năm tài khóa 2023, mức đề xuất mới tăng 16,5%, tương đương 1.130 tỷ Yên (7,93 tỷ USD). Trong khoản ngân sách đề xuất, Nhật Bản có kế hoạch chi 734 tỷ Yên (5,15 tỷ USD) để mua tên lửa hành trình Type-12, Tomahawk, cũng như phát triển tên lửa tầm xa thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ chi hơn 80 tỷ Yên (562 triệu USD) để phát triển tên lửa dẫn đường siêu thanh có tầm bắn 3.000km.

Những động thái mua sắm vũ khí kể trên của Nhật Bản nhằm xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, bảo vệ cuộc sống hòa bình và sinh kế của người dân trong môi trường an ninh ngày thêm nghiêm trọng và phức tạp. Trong đó, Trung Quốc là mối đe dọa nổi bật.

Củng cố liên minh Mỹ - Nhật

Với năng lực quốc phòng ngày càng được củng cố, Nhật Bản cũng ưu tiên củng cố liên minh với Mỹ để tăng cường năng lực răn đe và kiềm chế Trung Quốc. Trong số các đối tác có thể tham gia kiềm tỏa Trung Quốc, Mỹ là quốc gia quan trọng nhất với Nhật Bản. NSS khẳng định trọng tâm của mối quan hệ đồng minh lâu dài Mỹ - Nhật là “tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phản ứng của liên minh”.

Với định hướng như trên, Đối thoại 2+2 (Japan - U.S. Security Consultative Committee (2+2)) giữa các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Mỹ và Nhật Bản diễn ra vào tháng 1 năm ngoái đã thống nhất hai kết quả đáng chú ý. Đầu tiên, Điều V trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản được mở rộng thêm ở lĩnh vực không gian, đồng nghĩa với việc bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các vệ tinh của Nhật Bản, sẽ được dùng làm lý do để Mỹ tung ra toàn bộ lực lượng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Trước đây, Điều V chỉ quy định hai nước cần bảo vệ lẫn nhau trên các lãnh thổ do Nhật Bản quản lý. Đồng thời, các căn cứ lớn ở Okinawa (như Kadena, Futenma) sẽ được tái cơ cấu và tăng cường với việc thành lập Trung đoàn Duyên hải gồm 2.000 quân (đơn vị tiên tiến nhất của Thủy quân lục chiến) vào năm 2025. Việc triển khai này có ý nghĩa quan trọng để tăng cường kiềm tỏa Trung Quốc, vì đảo Okinawa chỉ cách bờ biển của quốc gia này khoảng hơn 600km và eo biển Đài Loan hơn 700km.

Kể từ sau Đối thoại 2+2, Nhật Bản đã cùng Mỹ thực hiện hai cuộc tập trận song phương tại những khu vực khá gần Trung Quốc. Trước tiên là cuộc tập trận Resolute Dragon từ ngày 14 - 31/10. Sự kiện này được diễn ra trên đảo Kyushu và Okinawa. Tương tự như Okinawa, đảo Kyushu cách bờ biển của Trung Quốc không quá xa, chỉ khoảng hơn 900km. Sau đó, vào ngày 7/12, Mỹ và Nhật Bản đã thực hiện diễn tập hàng hải trên Biển Đông, tuy nhiên địa điểm cụ thể không được tiết lộ.

Cùng Mỹ phát triển các tam giác an ninh với quốc gia thứ ba

Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với Mỹ để kiềm tỏa Trung Quốc, Nhật Bản còn cùng với đồng minh tích cực lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào mặt trận này theo mô hình hợp tác an ninh ba bên. Đầu tiên là tam giác Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, với động thái nổi bật nhất trong năm vừa qua là hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Trại David vào ngày 18/8. Sự kiện trên được thúc đẩy một phần do nhận thức chung về các mối đe dọa từ Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng tỏ ra thận trọng khi không đề cập đến Trung Quốc trong tuyên bố sau hội nghị.

Tiếp theo đó là quan hệ tam giác Mỹ - Nhật Bản - Philippines. Các định hướng được vạch ra của hợp tác ba bên cho thấy ý đồ gây sức ép lên Trung Quốc. Ba quốc gia dự định tổ chức tập trận hải quân chung, cũng như hợp tác về quân sự. Một minh chứng là ba nước đã tập trận chung lần đầu tiên vào tháng sáu năm ngoái. Tuy nhiên, định hướng này có phần thận trọng khi ba quốc gia chỉ đề cập “chung chung” rằng nhóm được thiết lập trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do Triều Tiên, Trung Quốc, và Nga gây ra; đồng thời, nội dung hợp tác quân sự chỉ giới hạn trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.   

Một nhóm hợp tác ba bên khác cũng đáng chú ý là Mỹ - Nhật Bản - Australia. So với Mỹ - Nhật Bản - Philippines, tam giác với Australia đã có từ lâu thông qua việc duy trì các cuộc Đối thoại Chiến lược ba bên. Xét ở bối cảnh rộng, tam giác này nhằm mục tiêu thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. Trong khi ở mức độ hẹp hơn, đây cũng là một mắt xích khác trong thế trận bao vây Trung Quốc của Nhật Bản và Mỹ. Thậm chí, hai tam giác trên đang cho thấy khả năng kết hợp thành “Bộ tứ mới” (new Quad – gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines). Bằng chứng của sự kết hợp này là vào tháng 8, bốn quốc gia đã tham gia tập trận chung trên vùng biển ngoài khơi Manila.

Trong số các quốc gia thuộc những tam giác an ninh mà Nhật Bản đang cùng Mỹ xây dựng thì Philippines có thể là mắt xích mà Tokyo nhận thấy vẫn còn tương đối yếu trong nỗ lực “bao vây” Trung Quốc bằng chuỗi đảo trải dài từ Nhật Bản đến Indonesia. Để giải quyết vấn đề đó, vào ngày 3/11, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (RAA), nhằm mục đích tăng cường quan hệ an ninh và tạo điều kiện tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chung. Sau đó, đến ngày 9/11, Nhật Bản đã hoàn thành chuyển giao hệ thống radar ven biển trị giá bốn triệu USD cho Philippines, được đặt hướng ra Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam).

Nhìn chung, các hướng triển khai chính sách của Nhật Bản thể hiện khá rõ tính toán kiềm tỏa Trung Quốc của quốc gia này, song, đó cũng là hệ quả của xu hướng tách rời chiến lược khỏi Trung Quốc kể từ năm 2010 (thời điểm bùng nổ tranh chấp giữa hai nước đối với chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư). Xu hướng đó càng được “thổi bùng” hơn khi tình hình trên eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng trong những năm gần đây. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thách thức nguy hiểm nhưng xa cách về mặt địa lý. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, Trung Quốc là mối nguy hiểm hiện hữu và “sát sườn”. Khi năng lực quân sự của Trung Quốc trở nên “đáng gờm” hơn và cách hành xử của nước này ở eo biển Đài Loan ngày càng mang tính gây hấn, Tokyo càng có thêm cơ sở để quan ngại Bắc Kinh. Nếu Đài Loan bị tấn công, an ninh của các hòn đảo ở cực Tây Nam của Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng báo động.

Phản ứng của Trung Quốc?

Để đáp trả các động thái của Nhật Bản, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản đối, cũng như triển khai các hoạt động gây sức ép trở lại. Ngay sau khi Nhật Bản công bố NSS, Trung Quốc đã phản bác và bày tỏ sự không hài lòng, đồng thời xem những chủ trương của Nhật là “đi ngược lại cam kết của Nhật Bản đối với quan hệ song phương và sự đồng thuận giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, khi Nhật Bản ấn định ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2023, Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản đang quay trở lại con đường quân sự hóa, xem đó là xu hướng “rất nguy hiểm”, dẫn đến căng thẳng trong khu vực. Vào năm ngoái, tàu Trung Quốc cũng thường xuyên đối đầu với tàu Nhật Bản trong vùng biển quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, một số sự việc đã được ghi nhận vào tháng 3, 4, 11, 12.  

Tuy vậy, Trung Quốc cũng cho thấy thái độ thiện chí và cố gắng kiểm soát căng thẳng với Nhật Bản. Vào ngày 17/7 năm ngoái, các quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật Bản và Trung Quốc đã có cuộc gặp tại Bắc Kinh và thảo luận về quan hệ song phương cùng các biện pháp ứng phó, ngăn ngừa tình huống bất ngờ. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các quan chức cấp cao bộ quốc phòng hai nước kể từ sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Sau đó, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy “mối quan hệ chiến lược cùng có lợi” và nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ tại mọi cấp độ, kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất. Ngoài ra, Nhật Bản, Trung Quốc cùng với Hàn Quốc đang nối lại đàm phán ba bên, vốn đã không hoạt động kể từ năm 2019. Mục tiêu cao nhất của ba quốc gia là tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong năm nay. Để chuẩn bị cho sự kiện này, ba quốc gia đã tổ chức ba cuộc gặp cấp cao trong năm qua (ngày 6/9, 26/926/11). 

Cho đến nay, vẫn còn quá sớm để đánh giá xem liệu các bước đi để “kiềm toả” Trung Quốc của Nhật Bản có hiệu quả hay không; khả năng Trung Quốc kiềm chế hành động trả đủa đến mức nào cũng là vấn đề cần thời gian để quan sát. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy là nhờ vào việc chú ý hơn đến mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật Bản đã từng bước chuyển mình và tự lực hơn về năng lực quốc phòng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các cam kết quân sự từ phía Mỹ trong gần 70 năm qua.  

Xét trên phạm vi khu vực, chính sách kiềm tỏa/bao vây của Nhật Bản đối với Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn hiện có ở Đông Bắc Á nói riêng và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung. Sức ép quân sự gia tăng từ liên kết giữa Nhật Bản và các đồng minh, đối tác cũng có thể khiến Trung Quốc trở nên nhạy cảm hơn, hành động táo bạo hơn để phá vỡ khả năng bị cô lập ở các khu vực lân cận, bao gồm Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, Biển Đông,...

Nhìn chung, xuyên suốt năm 2023, Nhật Bản đã tích cực xây dựng thế trận quốc phòng ba hướng tiếp cận nhằm kiềm tỏa Trung Quốc. Mặc dù các biện pháp triển khai vấp phải phản ứng từ Bắc Kinh, song chúng giúp Tokyo nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các đồng minh. Trong thời gian tới, Tokyo có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực như đã đề cập ở trên.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy - NSS) được công bố vào tháng 12/2022, Nhật Bản khẳng định Trung Quốc là “vấn đề đáng quan ngại” và là “thách thức chiến lược lớn nhất”. Tình hình ở eo biển Đài Loan cũng được mô tả là nguồn gốc của những “mối quan ngại” ngày càng gia tăng nhanh chóng, “không chỉ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, mà còn trong toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Nhật Bản cũng nhận thức rằng khu vực Đông Á là “trái bom hẹn giờ” có thể gây ra các cuộc khủng hoảng, thậm chí là nguy cơ về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Vì thế, Nhật Bản sẽ đóng vai trò như mặt trận trung tâm trong việc đối phó với các thách thức từ sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.

Ba hướng tiếp cận

Hiện đại hoá Lực lượng Phòng vệ (SDF)      

Để khẳng định quyết tâm kiềm tỏa Trung Quốc, Nhật Bản ưu tiên đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa SDF. Theo đó, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản trong năm ngoái đã tăng vọt lên 6,8 nghìn tỷ Yên (52 tỷ USD), cao hơn 26% so với năm 2022. Với ngân sách tăng mạnh như trên, chính phủ Nhật Bản - vào tháng tư năm ngoái - đã ký một loạt hợp đồng sản xuất, phát triển vũ khí với Tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries Group), gồm tên lửa lướt siêu thanh, tên lửa chống hạm Type 12 cải tiến ở tất cả các biến thể (phóng từ mặt đất, tàu chiến và phóng từ trên không), và tên lửa chống hạm tầm xa phóng từ tàu ngầm.

Chưa dừng lại ở đó, Nhật Bản đã phân bổ khoảng 211,3 tỷ Yên (1,4 tỷ USD) để mua 400 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ, và hiện thương vụ vẫn đang phải chờ Quốc hội Mỹ chấp thuận. Trong khi phải chờ kết luận cuối cùng về thương vụ này, phía Nhật Bản - vào tháng 8 năm ngoái - đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt thỏa thuận mua vũ khí trị giá 104 triệu USD, bao gồm 50 tên lửa tấn công không đối đất Lockheed Martin AGM-158B, Bộ thu Hệ thống Định vị Toàn cầu JASSM Anti-Jam, tên lửa huấn luyện và nhiều thiết bị, dịch vụ hỗ trợ. Cũng trong tháng 8, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thống nhất kế hoạch phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu vượt âm, đặt mục tiêu hoàn thành vào những năm 2030. 

Một động thái nổi bật khác là Nhật Bản, Anh, và Italia đã ký kết hiệp định chính thức hóa các kế hoạch cùng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới vào tháng 12 năm ngoái. Hiệp định trên được ký kết một năm sau khi các bên ký thỏa thuận hợp tác về việc này. Đối với Nhật Bản, dự án trên là cú hích trong nỗ lực đa dạng hóa quốc phòng sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào Mỹ về quân sự. Đặc biệt, máy bay sản xuất mới này dự kiến sẽ thay thế máy bay phản lực F-2 (do Mỹ và Nhật cùng sản xuất) đang được sử dụng.

Trong năm tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 4), ngân sách chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh, phá sâu mức kỷ lục hiện tại. Theo đó, nội các Nhật Bản đã chốt mức phân bổ cho ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2024 để đề xuất lên Quốc hội là 7.950 tỷ Yên (55,9 tỷ USD). So với năm tài khóa 2023, mức đề xuất mới tăng 16,5%, tương đương 1.130 tỷ Yên (7,93 tỷ USD). Trong khoản ngân sách đề xuất, Nhật Bản có kế hoạch chi 734 tỷ Yên (5,15 tỷ USD) để mua tên lửa hành trình Type-12, Tomahawk, cũng như phát triển tên lửa tầm xa thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ chi hơn 80 tỷ Yên (562 triệu USD) để phát triển tên lửa dẫn đường siêu thanh có tầm bắn 3.000km.

Những động thái mua sắm vũ khí kể trên của Nhật Bản nhằm xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, bảo vệ cuộc sống hòa bình và sinh kế của người dân trong môi trường an ninh ngày thêm nghiêm trọng và phức tạp. Trong đó, Trung Quốc là mối đe dọa nổi bật.

Củng cố liên minh Mỹ - Nhật

Với năng lực quốc phòng ngày càng được củng cố, Nhật Bản cũng ưu tiên củng cố liên minh với Mỹ để tăng cường năng lực răn đe và kiềm chế Trung Quốc. Trong số các đối tác có thể tham gia kiềm tỏa Trung Quốc, Mỹ là quốc gia quan trọng nhất với Nhật Bản. NSS khẳng định trọng tâm của mối quan hệ đồng minh lâu dài Mỹ - Nhật là “tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phản ứng của liên minh”.

Với định hướng như trên, Đối thoại 2+2 (Japan - U.S. Security Consultative Committee (2+2)) giữa các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Mỹ và Nhật Bản diễn ra vào tháng 1 năm ngoái đã thống nhất hai kết quả đáng chú ý. Đầu tiên, Điều V trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản được mở rộng thêm ở lĩnh vực không gian, đồng nghĩa với việc bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các vệ tinh của Nhật Bản, sẽ được dùng làm lý do để Mỹ tung ra toàn bộ lực lượng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Trước đây, Điều V chỉ quy định hai nước cần bảo vệ lẫn nhau trên các lãnh thổ do Nhật Bản quản lý. Đồng thời, các căn cứ lớn ở Okinawa (như Kadena, Futenma) sẽ được tái cơ cấu và tăng cường với việc thành lập Trung đoàn Duyên hải gồm 2.000 quân (đơn vị tiên tiến nhất của Thủy quân lục chiến) vào năm 2025. Việc triển khai này có ý nghĩa quan trọng để tăng cường kiềm tỏa Trung Quốc, vì đảo Okinawa chỉ cách bờ biển của quốc gia này khoảng hơn 600km và eo biển Đài Loan hơn 700km.

Kể từ sau Đối thoại 2+2, Nhật Bản đã cùng Mỹ thực hiện hai cuộc tập trận song phương tại những khu vực khá gần Trung Quốc. Trước tiên là cuộc tập trận Resolute Dragon từ ngày 14 - 31/10. Sự kiện này được diễn ra trên đảo Kyushu và Okinawa. Tương tự như Okinawa, đảo Kyushu cách bờ biển của Trung Quốc không quá xa, chỉ khoảng hơn 900km. Sau đó, vào ngày 7/12, Mỹ và Nhật Bản đã thực hiện diễn tập hàng hải trên Biển Đông, tuy nhiên địa điểm cụ thể không được tiết lộ.

Cùng Mỹ phát triển các tam giác an ninh với quốc gia thứ ba

Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với Mỹ để kiềm tỏa Trung Quốc, Nhật Bản còn cùng với đồng minh tích cực lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào mặt trận này theo mô hình hợp tác an ninh ba bên. Đầu tiên là tam giác Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, với động thái nổi bật nhất trong năm vừa qua là hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Trại David vào ngày 18/8. Sự kiện trên được thúc đẩy một phần do nhận thức chung về các mối đe dọa từ Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng tỏ ra thận trọng khi không đề cập đến Trung Quốc trong tuyên bố sau hội nghị.

Tiếp theo đó là quan hệ tam giác Mỹ - Nhật Bản - Philippines. Các định hướng được vạch ra của hợp tác ba bên cho thấy ý đồ gây sức ép lên Trung Quốc. Ba quốc gia dự định tổ chức tập trận hải quân chung, cũng như hợp tác về quân sự. Một minh chứng là ba nước đã tập trận chung lần đầu tiên vào tháng sáu năm ngoái. Tuy nhiên, định hướng này có phần thận trọng khi ba quốc gia chỉ đề cập “chung chung” rằng nhóm được thiết lập trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do Triều Tiên, Trung Quốc, và Nga gây ra; đồng thời, nội dung hợp tác quân sự chỉ giới hạn trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.   

Một nhóm hợp tác ba bên khác cũng đáng chú ý là Mỹ - Nhật Bản - Australia. So với Mỹ - Nhật Bản - Philippines, tam giác với Australia đã có từ lâu thông qua việc duy trì các cuộc Đối thoại Chiến lược ba bên. Xét ở bối cảnh rộng, tam giác này nhằm mục tiêu thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. Trong khi ở mức độ hẹp hơn, đây cũng là một mắt xích khác trong thế trận bao vây Trung Quốc của Nhật Bản và Mỹ. Thậm chí, hai tam giác trên đang cho thấy khả năng kết hợp thành “Bộ tứ mới” (new Quad – gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines). Bằng chứng của sự kết hợp này là vào tháng 8, bốn quốc gia đã tham gia tập trận chung trên vùng biển ngoài khơi Manila.

Trong số các quốc gia thuộc những tam giác an ninh mà Nhật Bản đang cùng Mỹ xây dựng thì Philippines có thể là mắt xích mà Tokyo nhận thấy vẫn còn tương đối yếu trong nỗ lực “bao vây” Trung Quốc bằng chuỗi đảo trải dài từ Nhật Bản đến Indonesia. Để giải quyết vấn đề đó, vào ngày 3/11, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (RAA), nhằm mục đích tăng cường quan hệ an ninh và tạo điều kiện tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chung. Sau đó, đến ngày 9/11, Nhật Bản đã hoàn thành chuyển giao hệ thống radar ven biển trị giá bốn triệu USD cho Philippines, được đặt hướng ra Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam).

Nhìn chung, các hướng triển khai chính sách của Nhật Bản thể hiện khá rõ tính toán kiềm tỏa Trung Quốc của quốc gia này, song, đó cũng là hệ quả của xu hướng tách rời chiến lược khỏi Trung Quốc kể từ năm 2010 (thời điểm bùng nổ tranh chấp giữa hai nước đối với chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư). Xu hướng đó càng được “thổi bùng” hơn khi tình hình trên eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng trong những năm gần đây. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thách thức nguy hiểm nhưng xa cách về mặt địa lý. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, Trung Quốc là mối nguy hiểm hiện hữu và “sát sườn”. Khi năng lực quân sự của Trung Quốc trở nên “đáng gờm” hơn và cách hành xử của nước này ở eo biển Đài Loan ngày càng mang tính gây hấn, Tokyo càng có thêm cơ sở để quan ngại Bắc Kinh. Nếu Đài Loan bị tấn công, an ninh của các hòn đảo ở cực Tây Nam của Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng báo động.

Phản ứng của Trung Quốc?

Để đáp trả các động thái của Nhật Bản, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản đối, cũng như triển khai các hoạt động gây sức ép trở lại. Ngay sau khi Nhật Bản công bố NSS, Trung Quốc đã phản bác và bày tỏ sự không hài lòng, đồng thời xem những chủ trương của Nhật là “đi ngược lại cam kết của Nhật Bản đối với quan hệ song phương và sự đồng thuận giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, khi Nhật Bản ấn định ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2023, Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản đang quay trở lại con đường quân sự hóa, xem đó là xu hướng “rất nguy hiểm”, dẫn đến căng thẳng trong khu vực. Vào năm ngoái, tàu Trung Quốc cũng thường xuyên đối đầu với tàu Nhật Bản trong vùng biển quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, một số sự việc đã được ghi nhận vào tháng 3, 4, 11, 12.  

Tuy vậy, Trung Quốc cũng cho thấy thái độ thiện chí và cố gắng kiểm soát căng thẳng với Nhật Bản. Vào ngày 17/7 năm ngoái, các quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật Bản và Trung Quốc đã có cuộc gặp tại Bắc Kinh và thảo luận về quan hệ song phương cùng các biện pháp ứng phó, ngăn ngừa tình huống bất ngờ. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các quan chức cấp cao bộ quốc phòng hai nước kể từ sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Sau đó, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy “mối quan hệ chiến lược cùng có lợi” và nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ tại mọi cấp độ, kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất. Ngoài ra, Nhật Bản, Trung Quốc cùng với Hàn Quốc đang nối lại đàm phán ba bên, vốn đã không hoạt động kể từ năm 2019. Mục tiêu cao nhất của ba quốc gia là tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong năm nay. Để chuẩn bị cho sự kiện này, ba quốc gia đã tổ chức ba cuộc gặp cấp cao trong năm qua (ngày 6/9, 26/926/11). 

Cho đến nay, vẫn còn quá sớm để đánh giá xem liệu các bước đi để “kiềm toả” Trung Quốc của Nhật Bản có hiệu quả hay không; khả năng Trung Quốc kiềm chế hành động trả đủa đến mức nào cũng là vấn đề cần thời gian để quan sát. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy là nhờ vào việc chú ý hơn đến mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật Bản đã từng bước chuyển mình và tự lực hơn về năng lực quốc phòng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các cam kết quân sự từ phía Mỹ trong gần 70 năm qua.  

Xét trên phạm vi khu vực, chính sách kiềm tỏa/bao vây của Nhật Bản đối với Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn hiện có ở Đông Bắc Á nói riêng và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung. Sức ép quân sự gia tăng từ liên kết giữa Nhật Bản và các đồng minh, đối tác cũng có thể khiến Trung Quốc trở nên nhạy cảm hơn, hành động táo bạo hơn để phá vỡ khả năng bị cô lập ở các khu vực lân cận, bao gồm Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, Biển Đông,...

Nhìn chung, xuyên suốt năm 2023, Nhật Bản đã tích cực xây dựng thế trận quốc phòng ba hướng tiếp cận nhằm kiềm tỏa Trung Quốc. Mặc dù các biện pháp triển khai vấp phải phản ứng từ Bắc Kinh, song chúng giúp Tokyo nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các đồng minh. Trong thời gian tới, Tokyo có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực như đã đề cập ở trên.

Từ khoá: Nhật Bản Trung Quốc Đông Bắc Á Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN