Thấy gì từ trạm giám sát mới của Philippines trên đảo Thị Tứ?
Trạm giám sát mới trên đảo Thị Tứ là “mảnh ghép” tiếp theo để khẳng định chủ quyền và nâng cao năng lực phòng vệ của Philippines ở khu vực quần đảo Trường Sa. Đây cũng là nguyên nhân khiến quan hệ Philippines - Trung Quốc ngày thêm căng thẳng.

Ngày 1/12, Cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Ano, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển (PCG) Ronnie Gavan và các quan chức khác của Philippines đã bay tới đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines chiếm giữ và gọi là “Pag-asa Island”), và chủ trì lễ khánh thành trạm giám sát mới. Công trình này sẽ sớm được trang bị radar, hệ thống nhận dạng tự động, liên lạc vệ tinh, camera ven biển và quản lý giao thông tàu thuyền.
Thị Tứ là một trong 10 hòn đảo, đá san hô, bãi cạn và rạn san hô ở Biển Đông đã bị lực lượng Philippines chiếm đóng kể từ những năm 1970. Philippines tuyên bố khu vực này là thị trấn ngoài khơi thuộc tỉnh Palawan, hiện có hơn 400 người dân sinh sống, có kết nối Internet, đường băng, cầu cảng, trường học, và trung tâm sơ tán khi có bão.
Theo ông Eduardo Ano, có ba mục tiêu khiến Philippines thiết lập trạm giám sát mới. Đầu tiên là khẳng định chủ quyền của Philippines đối với hòn đảo này. Tiếp theo, Philippines có thể giám sát tốt hơn các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Mục tiêu còn lại là bảo vệ ngư dân Philippines trước những hành động quấy phá, đe dọa của Trung Quốc.
Leo thang căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh
Khi máy bay của lực lượng không quân Philippines chở các quan chức đến đảo Thị Tứ làm lễ khánh thành trạm giám sát, Trung Quốc đã phát đi cảnh báo vô tuyến để phản đối, đồng thời bố trí 18 tàu rải rác gần đảo Thị Tứ (trong đó có một tàu hải quân) nhằm yêu cầu lực lượng Philippines phải rời đi.
Trung Quốc có lý do để quan tâm đến sự kiện này vì đảo Thị Tứ ở vị trí đối diện, và cách chỉ 22km với đá Xu Bi (Subi) mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép. Hơn nữa, đá Xu Bi là một trong những tiền đồn chủ lực của Trung Quốc trong chiến dịch nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn ở quần đảo Trường Sa, bắt đầu vào năm 2013. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), đá Xu Bi có nhiều công trình quan trọng như một ngọn hải đăng lớn, năm nhà chứa máy bay (mỗi nhà chứa được 20 máy bay chiến đấu) và một đường băng dài hơn 3.000m.
Tuy nhiên, sự việc căng thẳng vừa qua giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực đảo Thị Tứ chỉ là một trong ba cuộc đụng độ đã diễn ra giữa hai quốc gia xung quanh hòn đảo này trong năm nay. Cuộc đụng độ đầu tiên là vào tháng 3. PCG đã phát hiện một tàu Hải quân, một tàu Cảnh sát biển và khoảng 42 tàu dân quân Trung Quốc neo đậu tại vùng biển gần đảo Thị Tứ, và vị trí neo đậu ước tính chỉ cách hòn đảo 4,5-8 hải lý. Bảy tháng sau, Lực lượng Vũ trang Philippines cáo buộc tàu 621 của Hải quân Trung Quốc đã bám theo tàu BRP Benguet khi tàu này đang làm nhiệm vụ tiếp tế đến đảo Thị Tứ. Thậm chí, tàu 621 đã cố gắng vượt qua mũi tàu BRP Benguet ở khoảng cách chỉ 320m, buộc tàu BRP Benguet phải phát cảnh báo vô tuyến.
Từ ba cuộc đụng độ nêu trên giữa Manila và Bắc Kinh, ta có thể thấy Trung Quốc ưu tiên sử dụng một phi đội tàu số lượng lớn để đe dọa hoặc áp đảo mục tiêu, sâu xa hơn là nhằm răn đe một bên “xâm phạm” vào yêu sách lãnh hải phi lý (“đường chín đoạn”) của nước này. Trong năm nay, Trung Quốc còn gây áp lực lên các lực lượng của Philippines ở những đảo, bãi cạn khác thông qua triển khai nhiều biện pháp như bắn tia laser, xịt vòi rồng, rào chắn nổi,...
Philippines tăng cường năng lực phòng vệ và yêu sách “chủ quyền” với đảo Thị Tứ
Những năm gần đây, trạm giám sát là cơ sở hạ tầng mới nhất trên đảo Thị Tứ. Các hoạt động nổi bật khác mà Philippines thực hiện là xây dựng ngọn hải đăng mới (năm 2018), cải tạo đường băng dài 1,3km, xây dựng một cảng có mái che, và một đoạn đường dốc trên bãi biển (tất cả đều diễn ra năm 2020).
Tháng ba năm nay, PCG đã phát động chiến lược vạch trần các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Kể từ đó, Philippines triển khai nhiều động thái quyết liệt hơn nhằm khẳng định chủ quyền, cũng như tăng cường năng lực phòng vệ đối với đảo Thị Tứ ở cả vòng trong và vòng ngoài.
Ở vòng trong, bắt đầu từ tháng ba, chính quyền tỉnh Palawan đã chính thức thí điểm chuyến tham quan kéo dài bảy ngày sáu đêm xuất phát từ cảng Puerto Princesa thuộc bờ đông đảo Palawan, sau đó đi thuyền vòng qua quần đảo Balabac để ra bờ tây đảo Palawan đến các đảo Vĩnh Viễn (Nanshan), Bình Nguyên (Flat), Bến Lạc (West York) và cuối cùng là Thị Tứ. Tỉnh Palawan là địa phương được chính phủ Philippines giao quản lý các thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Sau thời gian thí điểm, chuyến du lịch có trả phí chính thức đầu tiên được thực hiện từ ngày 2 - 8/6, bao gồm giới truyền thông, học giả và những người đam mê thể thao dưới nước. Philippines cung cấp hai loại hình du lịch. Chuyến du lịch “mùa hè Thị Tứ” trị giá 30.000 Peso, du khách có thể ở lại đảo chính và tham gia lễ hội tại đây. Trong khi đó, chuyến “thám hiểm Kalayaan vĩ đại” trị giá 120.000 Peso, cho phép khách du lịch trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau như lặn, tham quan đảo, ngắm chim và câu cá.
Xét theo lộ trình của tuyến du lịch, Philippines thể hiện ý đồ củng cố sự hiện diện thường trực ở khu vực quần đảo Trường Sa, vì Thị Tứ cùng với Vĩnh Viễn, Bình Nguyên và Bến Lạc đều là các tiền đồn mà Manila đang chiếm đóng. Để đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm củng cố sự hiện diện, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết chính phủ Philippines có thể cho phép thiết lập các khách sạn dành cho khách du lịch nội địa trên đảo Thị Tứ.
Để duy trì sự hiện diện tại đây, Philippines còn phát triển khu vực đảo Thị Tứ và các đảo lân cận trở thành điểm du lịch đặc biệt. Tại các điểm du lịch này, Philippines hy vọng người dân có thể quan sát tình hình thực tế. Đồng thời, những bức ảnh cũng như video mà khách du lịch đăng tải có thể giúp cộng đồng quốc tế theo dõi những gì xảy ra vào lúc đó.
Ngoài ra, việc phát triển tuyến du lịch cũng giúp Philippines đảm bảo sự phát triển kinh tế cho người dân trên đảo, giúp họ yên tâm cư trú. Hầu hết người dân ở đây là ngư dân. Hiện tại, họ kiếm được từ 200 - 300 Peso mỗi ngày trong các chuyến ra khơi đánh cá. Nếu du lịch phát triển ở Thị Tứ, ngư dân Philippines có thể kiếm được từ 2.500 - 5.000 Peso mỗi ngày.
Để đảm bảo năng lực phòng vệ và duy trì sự hiện diện thường trực trên đảo Thị Tứ, PCG - vào tháng ba - đã triển khai tàu tuần tra BRP Melchora Aquino tới Đá Hoài Ân (Sandy Cay) và đảo Thị Tứ nhằm đáp lại chỉ thị của Tổng thống Ferdinand Bongbong Marcos Jr về việc tăng cường sự hiện diện của PCG tại khu vực này. Hoạt động tuần tra diễn ra cùng lúc với thời điểm Philippines bắt đầu thí điểm tuyến du lịch. Sau đó, từ ngày 18 - 24/4, các tàu khác là BRP Malapascua và BRP Malabrigo cũng tiến hành tuần tra khu vực cụm đảo mà Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, trong đó có Thị Tứ. Thêm vào đó, ông Martin Romualdez, Chủ tịch Hạ viện Philippines, cho biết Hạ viện đang xem xét gói ngân sách mới trị giá ít nhất ba tỷ Peso để đồng thời mở rộng cải tạo sân bay, cảng quân sự và khu bảo tồn cá.
Philippines cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác với Mỹ, Nhật, Australia để củng cố vòng bảo vệ bên ngoài. Philippines đã cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự của Philippines ở Biển Đông, theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) mở rộng kể từ tháng 4/2023. Trong một diễn biến khác, tại cuộc tập trận Balikatan 23 lớn nhất trong lịch sử với Mỹ, Philippines đã chọn thành phố cảng El Nido (thuộc tỉnh Palawan) là địa điểm diễn ra lễ khai mạc. Ngoài ra, Philippines đã tập trận ba bên với Mỹ và Nhật Bản ở Vịnh Bataan lần đầu tiên vào tháng sáu, và tập trận bốn bên (thêm Australia) vào tháng tám.
Hàm ý cho Việt Nam
Việc Philippines đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền ở đảo Thị Tứ chủ yếu nhằm chống lại mối hiểm họa ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Song, Việt Nam cần quan tâm đến các diễn biến vừa qua vì đảo Thị Tứ là một phần thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong quá khứ, Hà Nội đã từng phản đối Manila cải tạo đảo Thị Tứ (năm 2021), hay mới đây nhất là phản đối Philippines lắp đặt năm phao định vị tại quần đảo Trường Sa (tháng 5). Tuy vậy, cho đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn giữ im lặng với sự kiện khánh thành trạm giám sát của Philippines. Việt Nam cần cân nhắc điều chỉnh các động thái ngoại giao, vì sự im lặng có thể làm suy yếu yêu sách của Việt Nam đối với đảo Thị Tứ nói riêng, và toàn bộ quần đảo Trường Sa nói chung.
Trong nhiều năm qua, Tổng cục Du lịch đã tính đến khả năng phát triển du lịch trên quần đảo Trường Sa nhằm khơi gợi tình yêu nước của công dân, khẳng định chủ quyền biển đảo, và đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách; song việc này vẫn chưa thể triển khai, trong đó hải trình dài là một trong những lý do. Trong trường hợp này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm vận hành của Philippines, vì khoảng cách từ cảng Cam Ranh đến đảo Trường Sa Lớn (khoảng 470km) thậm chí gần hơn so với từ cảng Puerto Princesa đến đảo Thị Tứ (khoảng 507km). Tuy nhiên, Việt Nam có thể phải cân nhắc phản ứng từ phía Trung Quốc.
Về tổng thể, động thái mới nhất của Philippines trên đảo Thị Tứ chỉ là một “mảnh ghép” cho bức tranh đầy biến động, phức tạp đang diễn ra trên quần đảo Trường Sa trong năm nay. Suốt một năm qua, các bên có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, như Trung Quốc, Philippines, đều tích cực mở rộng sự hiện diện tại khu vực. Đây là “mối đe dọa” thường trực đối với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa; do đó, quốc gia Đông Nam Á này cần tập trung và cảnh giác cao độ trước bất kỳ diễn biến mới nào tại khu vực.
Ngày 1/12, Cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Ano, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển (PCG) Ronnie Gavan và các quan chức khác của Philippines đã bay tới đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines chiếm giữ và gọi là “Pag-asa Island”), và chủ trì lễ khánh thành trạm giám sát mới. Công trình này sẽ sớm được trang bị radar, hệ thống nhận dạng tự động, liên lạc vệ tinh, camera ven biển và quản lý giao thông tàu thuyền.
Thị Tứ là một trong 10 hòn đảo, đá san hô, bãi cạn và rạn san hô ở Biển Đông đã bị lực lượng Philippines chiếm đóng kể từ những năm 1970. Philippines tuyên bố khu vực này là thị trấn ngoài khơi thuộc tỉnh Palawan, hiện có hơn 400 người dân sinh sống, có kết nối Internet, đường băng, cầu cảng, trường học, và trung tâm sơ tán khi có bão.
Theo ông Eduardo Ano, có ba mục tiêu khiến Philippines thiết lập trạm giám sát mới. Đầu tiên là khẳng định chủ quyền của Philippines đối với hòn đảo này. Tiếp theo, Philippines có thể giám sát tốt hơn các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Mục tiêu còn lại là bảo vệ ngư dân Philippines trước những hành động quấy phá, đe dọa của Trung Quốc.
Leo thang căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh
Khi máy bay của lực lượng không quân Philippines chở các quan chức đến đảo Thị Tứ làm lễ khánh thành trạm giám sát, Trung Quốc đã phát đi cảnh báo vô tuyến để phản đối, đồng thời bố trí 18 tàu rải rác gần đảo Thị Tứ (trong đó có một tàu hải quân) nhằm yêu cầu lực lượng Philippines phải rời đi.
Trung Quốc có lý do để quan tâm đến sự kiện này vì đảo Thị Tứ ở vị trí đối diện, và cách chỉ 22km với đá Xu Bi (Subi) mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép. Hơn nữa, đá Xu Bi là một trong những tiền đồn chủ lực của Trung Quốc trong chiến dịch nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn ở quần đảo Trường Sa, bắt đầu vào năm 2013. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), đá Xu Bi có nhiều công trình quan trọng như một ngọn hải đăng lớn, năm nhà chứa máy bay (mỗi nhà chứa được 20 máy bay chiến đấu) và một đường băng dài hơn 3.000m.
Tuy nhiên, sự việc căng thẳng vừa qua giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực đảo Thị Tứ chỉ là một trong ba cuộc đụng độ đã diễn ra giữa hai quốc gia xung quanh hòn đảo này trong năm nay. Cuộc đụng độ đầu tiên là vào tháng 3. PCG đã phát hiện một tàu Hải quân, một tàu Cảnh sát biển và khoảng 42 tàu dân quân Trung Quốc neo đậu tại vùng biển gần đảo Thị Tứ, và vị trí neo đậu ước tính chỉ cách hòn đảo 4,5-8 hải lý. Bảy tháng sau, Lực lượng Vũ trang Philippines cáo buộc tàu 621 của Hải quân Trung Quốc đã bám theo tàu BRP Benguet khi tàu này đang làm nhiệm vụ tiếp tế đến đảo Thị Tứ. Thậm chí, tàu 621 đã cố gắng vượt qua mũi tàu BRP Benguet ở khoảng cách chỉ 320m, buộc tàu BRP Benguet phải phát cảnh báo vô tuyến.
Từ ba cuộc đụng độ nêu trên giữa Manila và Bắc Kinh, ta có thể thấy Trung Quốc ưu tiên sử dụng một phi đội tàu số lượng lớn để đe dọa hoặc áp đảo mục tiêu, sâu xa hơn là nhằm răn đe một bên “xâm phạm” vào yêu sách lãnh hải phi lý (“đường chín đoạn”) của nước này. Trong năm nay, Trung Quốc còn gây áp lực lên các lực lượng của Philippines ở những đảo, bãi cạn khác thông qua triển khai nhiều biện pháp như bắn tia laser, xịt vòi rồng, rào chắn nổi,...
Philippines tăng cường năng lực phòng vệ và yêu sách “chủ quyền” với đảo Thị Tứ
Những năm gần đây, trạm giám sát là cơ sở hạ tầng mới nhất trên đảo Thị Tứ. Các hoạt động nổi bật khác mà Philippines thực hiện là xây dựng ngọn hải đăng mới (năm 2018), cải tạo đường băng dài 1,3km, xây dựng một cảng có mái che, và một đoạn đường dốc trên bãi biển (tất cả đều diễn ra năm 2020).
Tháng ba năm nay, PCG đã phát động chiến lược vạch trần các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Kể từ đó, Philippines triển khai nhiều động thái quyết liệt hơn nhằm khẳng định chủ quyền, cũng như tăng cường năng lực phòng vệ đối với đảo Thị Tứ ở cả vòng trong và vòng ngoài.
Ở vòng trong, bắt đầu từ tháng ba, chính quyền tỉnh Palawan đã chính thức thí điểm chuyến tham quan kéo dài bảy ngày sáu đêm xuất phát từ cảng Puerto Princesa thuộc bờ đông đảo Palawan, sau đó đi thuyền vòng qua quần đảo Balabac để ra bờ tây đảo Palawan đến các đảo Vĩnh Viễn (Nanshan), Bình Nguyên (Flat), Bến Lạc (West York) và cuối cùng là Thị Tứ. Tỉnh Palawan là địa phương được chính phủ Philippines giao quản lý các thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Sau thời gian thí điểm, chuyến du lịch có trả phí chính thức đầu tiên được thực hiện từ ngày 2 - 8/6, bao gồm giới truyền thông, học giả và những người đam mê thể thao dưới nước. Philippines cung cấp hai loại hình du lịch. Chuyến du lịch “mùa hè Thị Tứ” trị giá 30.000 Peso, du khách có thể ở lại đảo chính và tham gia lễ hội tại đây. Trong khi đó, chuyến “thám hiểm Kalayaan vĩ đại” trị giá 120.000 Peso, cho phép khách du lịch trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau như lặn, tham quan đảo, ngắm chim và câu cá.
Xét theo lộ trình của tuyến du lịch, Philippines thể hiện ý đồ củng cố sự hiện diện thường trực ở khu vực quần đảo Trường Sa, vì Thị Tứ cùng với Vĩnh Viễn, Bình Nguyên và Bến Lạc đều là các tiền đồn mà Manila đang chiếm đóng. Để đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm củng cố sự hiện diện, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết chính phủ Philippines có thể cho phép thiết lập các khách sạn dành cho khách du lịch nội địa trên đảo Thị Tứ.
Để duy trì sự hiện diện tại đây, Philippines còn phát triển khu vực đảo Thị Tứ và các đảo lân cận trở thành điểm du lịch đặc biệt. Tại các điểm du lịch này, Philippines hy vọng người dân có thể quan sát tình hình thực tế. Đồng thời, những bức ảnh cũng như video mà khách du lịch đăng tải có thể giúp cộng đồng quốc tế theo dõi những gì xảy ra vào lúc đó.
Ngoài ra, việc phát triển tuyến du lịch cũng giúp Philippines đảm bảo sự phát triển kinh tế cho người dân trên đảo, giúp họ yên tâm cư trú. Hầu hết người dân ở đây là ngư dân. Hiện tại, họ kiếm được từ 200 - 300 Peso mỗi ngày trong các chuyến ra khơi đánh cá. Nếu du lịch phát triển ở Thị Tứ, ngư dân Philippines có thể kiếm được từ 2.500 - 5.000 Peso mỗi ngày.
Để đảm bảo năng lực phòng vệ và duy trì sự hiện diện thường trực trên đảo Thị Tứ, PCG - vào tháng ba - đã triển khai tàu tuần tra BRP Melchora Aquino tới Đá Hoài Ân (Sandy Cay) và đảo Thị Tứ nhằm đáp lại chỉ thị của Tổng thống Ferdinand Bongbong Marcos Jr về việc tăng cường sự hiện diện của PCG tại khu vực này. Hoạt động tuần tra diễn ra cùng lúc với thời điểm Philippines bắt đầu thí điểm tuyến du lịch. Sau đó, từ ngày 18 - 24/4, các tàu khác là BRP Malapascua và BRP Malabrigo cũng tiến hành tuần tra khu vực cụm đảo mà Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, trong đó có Thị Tứ. Thêm vào đó, ông Martin Romualdez, Chủ tịch Hạ viện Philippines, cho biết Hạ viện đang xem xét gói ngân sách mới trị giá ít nhất ba tỷ Peso để đồng thời mở rộng cải tạo sân bay, cảng quân sự và khu bảo tồn cá.
Philippines cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác với Mỹ, Nhật, Australia để củng cố vòng bảo vệ bên ngoài. Philippines đã cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự của Philippines ở Biển Đông, theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) mở rộng kể từ tháng 4/2023. Trong một diễn biến khác, tại cuộc tập trận Balikatan 23 lớn nhất trong lịch sử với Mỹ, Philippines đã chọn thành phố cảng El Nido (thuộc tỉnh Palawan) là địa điểm diễn ra lễ khai mạc. Ngoài ra, Philippines đã tập trận ba bên với Mỹ và Nhật Bản ở Vịnh Bataan lần đầu tiên vào tháng sáu, và tập trận bốn bên (thêm Australia) vào tháng tám.
Hàm ý cho Việt Nam
Việc Philippines đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền ở đảo Thị Tứ chủ yếu nhằm chống lại mối hiểm họa ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Song, Việt Nam cần quan tâm đến các diễn biến vừa qua vì đảo Thị Tứ là một phần thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong quá khứ, Hà Nội đã từng phản đối Manila cải tạo đảo Thị Tứ (năm 2021), hay mới đây nhất là phản đối Philippines lắp đặt năm phao định vị tại quần đảo Trường Sa (tháng 5). Tuy vậy, cho đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn giữ im lặng với sự kiện khánh thành trạm giám sát của Philippines. Việt Nam cần cân nhắc điều chỉnh các động thái ngoại giao, vì sự im lặng có thể làm suy yếu yêu sách của Việt Nam đối với đảo Thị Tứ nói riêng, và toàn bộ quần đảo Trường Sa nói chung.
Trong nhiều năm qua, Tổng cục Du lịch đã tính đến khả năng phát triển du lịch trên quần đảo Trường Sa nhằm khơi gợi tình yêu nước của công dân, khẳng định chủ quyền biển đảo, và đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách; song việc này vẫn chưa thể triển khai, trong đó hải trình dài là một trong những lý do. Trong trường hợp này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm vận hành của Philippines, vì khoảng cách từ cảng Cam Ranh đến đảo Trường Sa Lớn (khoảng 470km) thậm chí gần hơn so với từ cảng Puerto Princesa đến đảo Thị Tứ (khoảng 507km). Tuy nhiên, Việt Nam có thể phải cân nhắc phản ứng từ phía Trung Quốc.
Về tổng thể, động thái mới nhất của Philippines trên đảo Thị Tứ chỉ là một “mảnh ghép” cho bức tranh đầy biến động, phức tạp đang diễn ra trên quần đảo Trường Sa trong năm nay. Suốt một năm qua, các bên có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, như Trung Quốc, Philippines, đều tích cực mở rộng sự hiện diện tại khu vực. Đây là “mối đe dọa” thường trực đối với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa; do đó, quốc gia Đông Nam Á này cần tập trung và cảnh giác cao độ trước bất kỳ diễn biến mới nào tại khu vực.
Từ khoá: đảo Thị Tứ Biển Đông Trường Sa Philippines