Nội bộ Đài Loan mâu thuẫn vì tàu Mỹ và Trung Quốc xuất hiện gần đảo Ba Bình
Sự xuất hiện của tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc xung quanh khu vực đảo Ba Bình châm ngòi cho tranh cãi trong nội bộ Đài Loan. Tuy nhiên, đây cũng là thời cơ để Đài Loan củng cố yêu sách chủ quyền của mình tại Trường Sa.


Điều gì đã diễn ra?
Theo bức ảnh chụp từ vệ tinh được chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) bởi nhà quan sát an ninh hàng hải Duan Dang, vào ngày 3/11/2023, tàu khu trục USS Dewey của Mỹ đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần khu vực đảo Ba Bình (Taiping hay Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Đài Loan chiếm giữ.
Trong buổi sáng ngày 3/11, khi phát hiện hoạt động FONOP của tàu USS Dewey, Trung Quốc đã cử một tàu hải quân bám theo. Đến buổi chiều cùng ngày, ba tàu dân binh vũ trang cỡ lớn của Trung Quốc cũng bắt đầu tiến về khu vực trên.
Đảo Ba Bình là hòn đảo nằm trong cụm đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất. Cụm đảo Nam Yết bao gồm đảo Ba Bình, Nam Yết, Sơn Ca, và các bãi đá Bàn Than, Núi Thị, Én Đất, Lạc, Ga Ven. Trong đó, lực lượng hải quân Việt Nam hiện đồn trú thường xuyên tại đảo Nam Yết, Sơn Ca và Đá Núi Thị. Còn với đảo Ba Bình, vào tháng 10/1956, hải quân Đài Loan đã đến chiếm đảo. Đến nay, một lực lượng khoảng 200 nhân viên thuộc các đơn vị cảnh sát biển của Đài Loan vẫn đóng quân thường trực trên hòn đảo này.
Cũng trong ngày 3/11, Hạm đội 7 trực thuộc Hải quân Mỹ tuyên bố tàu khu trục USS Dewey đã kết thúc hoạt động FONOP gần quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, không giống các bản tin trước đây về những lần thực hiện FONOP tương tự, thông báo lần này của Hạm đội 7 không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về nơi tàu USS Dewey đã đi qua. Sau đó, Trung úy Luka Bakic, Người phát ngôn của Hạm đội 7, tiết lộ rằng tàu USS Dewey đã đi qua vô hại (innocent passage) trong phạm vi 12 hải lý của bốn thực thể: Đá Núi Thị, đảo Sơn Ca, đảo Loại Ta và đảo Ba Bình. Về phía Trung Quốc, chính quyền nước này không đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến sự kiện trên.
Nội bộ Đài Loan mâu thuẫn
Sự hiện diện của các tàu quân sự Trung Quốc và Mỹ xung quanh đảo Ba Bình đã “làm nóng” phiên họp của Lập pháp Viện Trung Hoa Dân Quốc (cơ quan lập pháp tối cao của Đài Loan) vào ngày 6/11. Các nhà lập pháp đối lập thuộc Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) trong Ủy ban Quốc phòng và Đối ngoại đã chất vấn Tổng giám đốc Cục An ninh Quốc gia Thái Minh Ngạn về việc liệu tàu chiến Mỹ và/hoặc Trung Quốc có bị phát hiện trong lãnh hải của đảo Ba Bình vào ngày 3/11 hay không.
Trước câu hỏi này, ông Thái Minh Ngạn đã lẩn tránh việc đưa ra câu trả lời trực tiếp, thay vào đó, bà tuyên bố rằng nếu có một tàu nước ngoài đi trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo Ba Bình, Cục Cảnh sát biển (CGA) sẽ báo cáo vụ việc lên Bộ Ngoại giao (MOFA) để có biện pháp thích hợp. Ngoài ra, Bộ trưởng Hội đồng Hải dương Kuan Bi-ling cũng đăng tin trên mạng xã hội Facebook rằng không có tàu nước ngoài nào xâm phạm lãnh hải của đảo Ba Bình.
Vào ngày 13/11, tranh cãi tiếp tục nổ ra trong cuộc họp báo ở Lập pháp Viện do Đại biểu Chen I-hsin thuộc KMT chủ trì. Ông Chen đưa ra những bức ảnh từ nguồn ẩn danh để cáo buộc các tàu Mỹ và Trung Quốc đã đi vào phạm vi ba hải lý tính từ đảo Ba Bình. Tuy nhiên, không xác định được ngày chụp và khoảng cách mà những bức ảnh này được chụp. Ông Chen cũng cáo buộc CGA đã không thực hiện bất kỳ động thái nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.
Để đáp trả, ông Jia Chih-kuo, Phó Sư đoàn Tuần tra của CGA thuộc Hội đồng Hải dương của Đài Loan, khẳng định lực lượng bảo vệ bờ biển đóng trên đảo Ba Bình đã phát hiện một tàu chiến Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ hoạt động gần đảo vào ngày 3/11. CGA đã theo dõi chặt chẽ hải trình của các tàu này. Tuy nhiên, cả tàu Trung Quốc và Mỹ đều không đi vào phạm vi lãnh hải của hòn đảo. Nơi gần nhất mà tàu Trung Quốc tiếp cận cách đảo Ba Bình 13,4 hải lý.
Nguồn cơn mâu thuẫn?
Chính trị Đài Loan không chia ra cánh tả – cánh hữu như các nền dân chủ phương Tây, thay vào đó bao gồm liên minh chính trị Phiếm Lục (pan-Green), ủng hộ Đài Loan độc lập; và liên minh chính trị Phiếm Lam (pan-Blue), ủng hộ thống nhất với Trung Quốc. Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) của Tổng thống Thái Anh Văn đại diện cho phe Phiếm Lục, trong khi đảng lớn nhất của phe Phiến Lam là KMT.
Trong bối cảnh bầu cử tổng thống ở Đài Loan sắp diễn ra vào tháng 1/2024, nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri, phe Phiếm Lam đã sử dụng sự kiện này để khơi dậy tinh thần chủ nghĩa dân tộc đối với các yêu sách của Đài Loan trên Biển Đông. Theo đó, liên minh Phiến Lam chỉ trích chính quyền Thái Anh Văn không quan tâm đến việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Đài Loan trước các thế lực bên ngoài, và chưa từng đến thăm đảo Ba Bình. Trong khi đó, Tổng thống tiền nhiệm Mã Anh Cửu (thuộc đảng KMT) đã đến hòn đảo này vào năm 2016.
Hơn nữa, quan điểm cho rằng Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh đảo Ba Bình từ đại diện của đảng KMT có thể là cách mà đảng này muốn cho thấy Mỹ đang gây nguy hiểm cho Đài Loan thông qua các hành động leo thang với Trung Quốc. Ý đồ trên phù hợp với quan điểm hoài nghi về Mỹ đang lan rộng ở Đài Loan, vốn do đảng KMT dẫn đầu.
Chính quyền đương nhiệm của DPP có thể không muốn xác nhận sự có mặt của tàu chiến Mỹ trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo Ba Bình, vì sự việc vừa qua diễn ra đúng vào thời điểm Mỹ và Đài Loan chuẩn bị tăng cường hợp tác hàng hải, trong đó 155 tàu tư nhân của Đài Loan (được gọi là “AMVER Taiwan Team”) sẽ tham gia chương trình hỗ trợ hàng hải chung với Mỹ. Do vậy, nếu chính quyền bà Thái Anh Văn thừa nhận tàu Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải của đảo Ba Bình, điều này có thể tạo cơ hội để phe Phiếm Lam cáo buộc chính quyền không hoàn thành trọng trách đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, chính quyền bài Thái Anh Văn đang có dấu hiệu thất thế trong cuộc tranh luận với phe Phiếm Lam. Tại phiên họp của Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng thuộc Lập pháp Viện vào ngày 20/11, sau khi Đại biểu Charles Chen (thuộc đảng KMT) chất vấn liệu quân đội có phát hiện ra các tàu hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Chiu Kuo-cheng thừa nhận các tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý tính từ đảo Ba Bình, và quân đội phát hiện các tàu này trên cả radar và vệ tinh. Phát ngôn này trái ngược với tuyên bố trước đó của CGA.
Bản chất việc đảng KMT khơi dậy cuộc tranh cãi là nhằm làm lan rộng hơn nữa tâm lý hoài nghi Mỹ (US-skeptic narratives) trong dân chúng. Theo quan điểm của những người ủng hộ chủ nghĩa hoài nghi Mỹ tại Đài Loan, nếu vùng lãnh thổ này phụ thuộc vào Mỹ thì Mỹ có thể bỏ rơi Đài Loan, hoặc Mỹ sẽ thúc đẩy chiến tranh ở Đài Loan như một “quân tốt thí” nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Nếu đảng KMT thành công, họ có thể cải thiện mức độ hoài nghi về Mỹ trong dân chúng so với kết quả của cuộc khảo sát vào tháng 1, được thực hiện bởi Quỹ Dư Luận Đài Loan (Taiwanese Public Opinion Foundation). Trong cuộc khảo sát trên, chỉ có 38,1% người có quan điểm hoài nghi về Mỹ, trong khi 53,45% người không cảm thấy hoài nghi, và phần còn lại không đưa ra ý kiến. Chỉ số hoài nghi Mỹ trong dân chúng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ người dân Đài Loan ủng hộ phe Phiếm Lam thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc.
“Thời cơ” để Đài Loan củng cố yêu sách chủ quyền của mình tại Trường Sa
Bất kể kết quả sau cùng của các tranh cãi trong nội bộ Đài Loan là gì, cả chính quyền đương nhiệm và phe Phiếm Lam đều dự định sẽ tăng cường khẳng định chủ quyền của Đài Loan đối với đảo Ba Bình.
Trước sự kiện trên, Đài Loan đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm tăng cường hiện diện ở đảo Ba Bình. Vùng lãnh thổ này đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình (chẳng hạn vào tháng 6 và 12 năm 2022 và tháng 6 và 8 năm nay). Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Đài Loan đã tiến hành cải tạo (xây dựng mới và sửa chữa các công trình) ở phần phía Tây của đảo vào năm ngoái trong nỗ lực kiểm soát thực địa ở đảo Ba Bình. Song, mức độ hiệu quả của các hoạt động này cần phải được xem xét kỹ hơn. Đảo Ba Bình tương đối dễ tổn thương, vì Đài Loan chỉ bố trí lực lượng đồn trú nhỏ (khoảng 200 người); do vậy, trong trường hợp xảy ra chiến sự, lực lượng này khó có thể chống cự, cũng như khó kịp thời nhận chi viện.
Sự cố gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc “vô tình” là dịp để Đài Loan tái khẳng định yêu sách chủ quyền tại đảo Ba Bình. Trong bối cảnh cuộc tranh cử ghế tổng thống ở Đài Loan ngày một nóng hơn, các đảng phái đang tranh nhau chứng tỏ năng lực trong việc quản lý cái gọi là “chủ quyền” của Đài Loan tại hòn đảo này. Cụ thể, tại cuộc họp báo ở Lập pháp Viện vào ngày 13/11, Phó Sư đoàn Tuần tra của CGA Jia Chih-kuo thuộc đảng DPP cho biết rằng chính quyền thường cử các tàu 3.000 tấn đi tuần tra định kỳ quanh đảo Ba Bình (bốn lần một tháng). Đồng thời, ông cho biết CGA sẽ sớm triển khai các tàu tuần tra nặng khoảng 100 tấn đến đảo sau khi dự án mở rộng cầu cảng hoàn thành, vì hiện nay cầu cảng chỉ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải khoảng 20 tấn. Dự án mở rộng cầu cảng ở đảo Ba Bình bắt đầu vào năm 2020, dự kiến hoàn thành trước tháng 3/2024, và đi vào hoạt động vào tháng 4/2024.
Phe đối lập cũng không đứng ngoài nỗ lực này. Các đại biểu của đảng KMT đang lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm đảo Ba Bình vào tháng 12 năm nay. Theo đại biểu Sandy Yu, mục đích của chuyến đi là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đài Loan, vì lần gần nhất đã diễn ra vào năm 2016.
Như vậy, vụ việc tàu hải quân của Mỹ và Trung Quốc tiến gần đảo Ba Bình đã góp phần tạo thêm “sân khấu” để hai đảng DPP và KMT cạnh tranh nhau trong cuộc tranh cử sắp tới.
Vì sao Việt Nam cần quan tâm?
Những động thái củng cố yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại đảo Ba Bình là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vì đảo Ba Bình là một phần thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong quá khứ, Việt Nam đã nhiều lần đưa ra quan điểm phản đối trước các động thái của Đài Loan ở Biển Đông. Vào năm 2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam phản đối việc một số quan chức của Đài Loan ra thăm đảo Ba Bình. Sau đó ba năm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan xây dựng hải đăng trên đảo Ba Bình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các cuộc tập trận bắn đạn thật của Đài Loan ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình (tháng 11 năm ngoái và tháng 3, 6, 8 năm nay,...).
Do đó, Việt Nam cần kịp thời nắm bắt những động thái sắp tới của Đài Loan cũng như hải trình FONOP của Mỹ và sự quấy phá của Trung Quốc ở Trường Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cần kịp thời đưa ra các tuyên bố phản đối, nếu các bên thực hiện bất kỳ động thái nào gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nói riêng, và Biển Đông nói chung. Việt Nam cũng nên tăng cường sự hiện diện của đội tàu chấp pháp trong và xung quanh khu vực cụm đảo Nam Yết, nhằm chủ động ứng phó trước các tình huống bất ngờ, gây khó khăn hoặc quấy phá của lực lượng tàu nước ngoài.

Điều gì đã diễn ra?
Theo bức ảnh chụp từ vệ tinh được chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) bởi nhà quan sát an ninh hàng hải Duan Dang, vào ngày 3/11/2023, tàu khu trục USS Dewey của Mỹ đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần khu vực đảo Ba Bình (Taiping hay Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Đài Loan chiếm giữ.
Trong buổi sáng ngày 3/11, khi phát hiện hoạt động FONOP của tàu USS Dewey, Trung Quốc đã cử một tàu hải quân bám theo. Đến buổi chiều cùng ngày, ba tàu dân binh vũ trang cỡ lớn của Trung Quốc cũng bắt đầu tiến về khu vực trên.
Đảo Ba Bình là hòn đảo nằm trong cụm đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất. Cụm đảo Nam Yết bao gồm đảo Ba Bình, Nam Yết, Sơn Ca, và các bãi đá Bàn Than, Núi Thị, Én Đất, Lạc, Ga Ven. Trong đó, lực lượng hải quân Việt Nam hiện đồn trú thường xuyên tại đảo Nam Yết, Sơn Ca và Đá Núi Thị. Còn với đảo Ba Bình, vào tháng 10/1956, hải quân Đài Loan đã đến chiếm đảo. Đến nay, một lực lượng khoảng 200 nhân viên thuộc các đơn vị cảnh sát biển của Đài Loan vẫn đóng quân thường trực trên hòn đảo này.
Cũng trong ngày 3/11, Hạm đội 7 trực thuộc Hải quân Mỹ tuyên bố tàu khu trục USS Dewey đã kết thúc hoạt động FONOP gần quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, không giống các bản tin trước đây về những lần thực hiện FONOP tương tự, thông báo lần này của Hạm đội 7 không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về nơi tàu USS Dewey đã đi qua. Sau đó, Trung úy Luka Bakic, Người phát ngôn của Hạm đội 7, tiết lộ rằng tàu USS Dewey đã đi qua vô hại (innocent passage) trong phạm vi 12 hải lý của bốn thực thể: Đá Núi Thị, đảo Sơn Ca, đảo Loại Ta và đảo Ba Bình. Về phía Trung Quốc, chính quyền nước này không đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến sự kiện trên.
Nội bộ Đài Loan mâu thuẫn
Sự hiện diện của các tàu quân sự Trung Quốc và Mỹ xung quanh đảo Ba Bình đã “làm nóng” phiên họp của Lập pháp Viện Trung Hoa Dân Quốc (cơ quan lập pháp tối cao của Đài Loan) vào ngày 6/11. Các nhà lập pháp đối lập thuộc Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) trong Ủy ban Quốc phòng và Đối ngoại đã chất vấn Tổng giám đốc Cục An ninh Quốc gia Thái Minh Ngạn về việc liệu tàu chiến Mỹ và/hoặc Trung Quốc có bị phát hiện trong lãnh hải của đảo Ba Bình vào ngày 3/11 hay không.
Trước câu hỏi này, ông Thái Minh Ngạn đã lẩn tránh việc đưa ra câu trả lời trực tiếp, thay vào đó, bà tuyên bố rằng nếu có một tàu nước ngoài đi trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo Ba Bình, Cục Cảnh sát biển (CGA) sẽ báo cáo vụ việc lên Bộ Ngoại giao (MOFA) để có biện pháp thích hợp. Ngoài ra, Bộ trưởng Hội đồng Hải dương Kuan Bi-ling cũng đăng tin trên mạng xã hội Facebook rằng không có tàu nước ngoài nào xâm phạm lãnh hải của đảo Ba Bình.
Vào ngày 13/11, tranh cãi tiếp tục nổ ra trong cuộc họp báo ở Lập pháp Viện do Đại biểu Chen I-hsin thuộc KMT chủ trì. Ông Chen đưa ra những bức ảnh từ nguồn ẩn danh để cáo buộc các tàu Mỹ và Trung Quốc đã đi vào phạm vi ba hải lý tính từ đảo Ba Bình. Tuy nhiên, không xác định được ngày chụp và khoảng cách mà những bức ảnh này được chụp. Ông Chen cũng cáo buộc CGA đã không thực hiện bất kỳ động thái nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.
Để đáp trả, ông Jia Chih-kuo, Phó Sư đoàn Tuần tra của CGA thuộc Hội đồng Hải dương của Đài Loan, khẳng định lực lượng bảo vệ bờ biển đóng trên đảo Ba Bình đã phát hiện một tàu chiến Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ hoạt động gần đảo vào ngày 3/11. CGA đã theo dõi chặt chẽ hải trình của các tàu này. Tuy nhiên, cả tàu Trung Quốc và Mỹ đều không đi vào phạm vi lãnh hải của hòn đảo. Nơi gần nhất mà tàu Trung Quốc tiếp cận cách đảo Ba Bình 13,4 hải lý.
Nguồn cơn mâu thuẫn?
Chính trị Đài Loan không chia ra cánh tả – cánh hữu như các nền dân chủ phương Tây, thay vào đó bao gồm liên minh chính trị Phiếm Lục (pan-Green), ủng hộ Đài Loan độc lập; và liên minh chính trị Phiếm Lam (pan-Blue), ủng hộ thống nhất với Trung Quốc. Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) của Tổng thống Thái Anh Văn đại diện cho phe Phiếm Lục, trong khi đảng lớn nhất của phe Phiến Lam là KMT.
Trong bối cảnh bầu cử tổng thống ở Đài Loan sắp diễn ra vào tháng 1/2024, nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri, phe Phiếm Lam đã sử dụng sự kiện này để khơi dậy tinh thần chủ nghĩa dân tộc đối với các yêu sách của Đài Loan trên Biển Đông. Theo đó, liên minh Phiến Lam chỉ trích chính quyền Thái Anh Văn không quan tâm đến việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Đài Loan trước các thế lực bên ngoài, và chưa từng đến thăm đảo Ba Bình. Trong khi đó, Tổng thống tiền nhiệm Mã Anh Cửu (thuộc đảng KMT) đã đến hòn đảo này vào năm 2016.
Hơn nữa, quan điểm cho rằng Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh đảo Ba Bình từ đại diện của đảng KMT có thể là cách mà đảng này muốn cho thấy Mỹ đang gây nguy hiểm cho Đài Loan thông qua các hành động leo thang với Trung Quốc. Ý đồ trên phù hợp với quan điểm hoài nghi về Mỹ đang lan rộng ở Đài Loan, vốn do đảng KMT dẫn đầu.
Chính quyền đương nhiệm của DPP có thể không muốn xác nhận sự có mặt của tàu chiến Mỹ trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo Ba Bình, vì sự việc vừa qua diễn ra đúng vào thời điểm Mỹ và Đài Loan chuẩn bị tăng cường hợp tác hàng hải, trong đó 155 tàu tư nhân của Đài Loan (được gọi là “AMVER Taiwan Team”) sẽ tham gia chương trình hỗ trợ hàng hải chung với Mỹ. Do vậy, nếu chính quyền bà Thái Anh Văn thừa nhận tàu Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải của đảo Ba Bình, điều này có thể tạo cơ hội để phe Phiếm Lam cáo buộc chính quyền không hoàn thành trọng trách đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, chính quyền bài Thái Anh Văn đang có dấu hiệu thất thế trong cuộc tranh luận với phe Phiếm Lam. Tại phiên họp của Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng thuộc Lập pháp Viện vào ngày 20/11, sau khi Đại biểu Charles Chen (thuộc đảng KMT) chất vấn liệu quân đội có phát hiện ra các tàu hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Chiu Kuo-cheng thừa nhận các tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý tính từ đảo Ba Bình, và quân đội phát hiện các tàu này trên cả radar và vệ tinh. Phát ngôn này trái ngược với tuyên bố trước đó của CGA.
Bản chất việc đảng KMT khơi dậy cuộc tranh cãi là nhằm làm lan rộng hơn nữa tâm lý hoài nghi Mỹ (US-skeptic narratives) trong dân chúng. Theo quan điểm của những người ủng hộ chủ nghĩa hoài nghi Mỹ tại Đài Loan, nếu vùng lãnh thổ này phụ thuộc vào Mỹ thì Mỹ có thể bỏ rơi Đài Loan, hoặc Mỹ sẽ thúc đẩy chiến tranh ở Đài Loan như một “quân tốt thí” nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Nếu đảng KMT thành công, họ có thể cải thiện mức độ hoài nghi về Mỹ trong dân chúng so với kết quả của cuộc khảo sát vào tháng 1, được thực hiện bởi Quỹ Dư Luận Đài Loan (Taiwanese Public Opinion Foundation). Trong cuộc khảo sát trên, chỉ có 38,1% người có quan điểm hoài nghi về Mỹ, trong khi 53,45% người không cảm thấy hoài nghi, và phần còn lại không đưa ra ý kiến. Chỉ số hoài nghi Mỹ trong dân chúng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ người dân Đài Loan ủng hộ phe Phiếm Lam thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc.
“Thời cơ” để Đài Loan củng cố yêu sách chủ quyền của mình tại Trường Sa
Bất kể kết quả sau cùng của các tranh cãi trong nội bộ Đài Loan là gì, cả chính quyền đương nhiệm và phe Phiếm Lam đều dự định sẽ tăng cường khẳng định chủ quyền của Đài Loan đối với đảo Ba Bình.
Trước sự kiện trên, Đài Loan đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm tăng cường hiện diện ở đảo Ba Bình. Vùng lãnh thổ này đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình (chẳng hạn vào tháng 6 và 12 năm 2022 và tháng 6 và 8 năm nay). Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Đài Loan đã tiến hành cải tạo (xây dựng mới và sửa chữa các công trình) ở phần phía Tây của đảo vào năm ngoái trong nỗ lực kiểm soát thực địa ở đảo Ba Bình. Song, mức độ hiệu quả của các hoạt động này cần phải được xem xét kỹ hơn. Đảo Ba Bình tương đối dễ tổn thương, vì Đài Loan chỉ bố trí lực lượng đồn trú nhỏ (khoảng 200 người); do vậy, trong trường hợp xảy ra chiến sự, lực lượng này khó có thể chống cự, cũng như khó kịp thời nhận chi viện.
Sự cố gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc “vô tình” là dịp để Đài Loan tái khẳng định yêu sách chủ quyền tại đảo Ba Bình. Trong bối cảnh cuộc tranh cử ghế tổng thống ở Đài Loan ngày một nóng hơn, các đảng phái đang tranh nhau chứng tỏ năng lực trong việc quản lý cái gọi là “chủ quyền” của Đài Loan tại hòn đảo này. Cụ thể, tại cuộc họp báo ở Lập pháp Viện vào ngày 13/11, Phó Sư đoàn Tuần tra của CGA Jia Chih-kuo thuộc đảng DPP cho biết rằng chính quyền thường cử các tàu 3.000 tấn đi tuần tra định kỳ quanh đảo Ba Bình (bốn lần một tháng). Đồng thời, ông cho biết CGA sẽ sớm triển khai các tàu tuần tra nặng khoảng 100 tấn đến đảo sau khi dự án mở rộng cầu cảng hoàn thành, vì hiện nay cầu cảng chỉ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải khoảng 20 tấn. Dự án mở rộng cầu cảng ở đảo Ba Bình bắt đầu vào năm 2020, dự kiến hoàn thành trước tháng 3/2024, và đi vào hoạt động vào tháng 4/2024.
Phe đối lập cũng không đứng ngoài nỗ lực này. Các đại biểu của đảng KMT đang lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm đảo Ba Bình vào tháng 12 năm nay. Theo đại biểu Sandy Yu, mục đích của chuyến đi là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đài Loan, vì lần gần nhất đã diễn ra vào năm 2016.
Như vậy, vụ việc tàu hải quân của Mỹ và Trung Quốc tiến gần đảo Ba Bình đã góp phần tạo thêm “sân khấu” để hai đảng DPP và KMT cạnh tranh nhau trong cuộc tranh cử sắp tới.
Vì sao Việt Nam cần quan tâm?
Những động thái củng cố yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại đảo Ba Bình là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vì đảo Ba Bình là một phần thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong quá khứ, Việt Nam đã nhiều lần đưa ra quan điểm phản đối trước các động thái của Đài Loan ở Biển Đông. Vào năm 2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam phản đối việc một số quan chức của Đài Loan ra thăm đảo Ba Bình. Sau đó ba năm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan xây dựng hải đăng trên đảo Ba Bình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các cuộc tập trận bắn đạn thật của Đài Loan ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình (tháng 11 năm ngoái và tháng 3, 6, 8 năm nay,...).
Do đó, Việt Nam cần kịp thời nắm bắt những động thái sắp tới của Đài Loan cũng như hải trình FONOP của Mỹ và sự quấy phá của Trung Quốc ở Trường Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cần kịp thời đưa ra các tuyên bố phản đối, nếu các bên thực hiện bất kỳ động thái nào gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nói riêng, và Biển Đông nói chung. Việt Nam cũng nên tăng cường sự hiện diện của đội tàu chấp pháp trong và xung quanh khu vực cụm đảo Nam Yết, nhằm chủ động ứng phó trước các tình huống bất ngờ, gây khó khăn hoặc quấy phá của lực lượng tàu nước ngoài.
Từ khoá: Đài Loan đảo Ba Bình bầu cử tranh chấp hàng hải