Nhật Bản, Campuchia tăng cường hợp tác an ninh và động thái của Trung Quốc
Việc Nhật Bản và Campuchia thúc đẩy hợp tác an ninh phản ánh quyết tâm tăng cường ảnh hưởng của Tokyo tại Đông Nam Á, đồng thời cho thấy Phnom Penh mong muốn triển khai chính sách đối ngoại độc lập hơn. Những động thái này đã “thức tỉnh” Bắc Kinh, mang lại cơ hội cũng như tạo ra thách thức cho an ninh khu vực.


Hợp tác an ninh gần đây giữa Nhật Bản và Campuchia
Từ năm 2022, thời điểm đánh dấu kỷ niệm 30 năm Nhật Bản cử Lực lượng Phòng vệ (JSDF) tới Campuchia (cũng là lần đầu tiên JSDF tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc), các động thái tăng cường hợp tác an ninh song phương đã được thúc đẩy. Vào tháng 2 cùng năm, ông Hun Manet (khi đó được xem như người kế nhiệm chức Thủ tướng Campuchia) đã đến thăm Nhật Bản và gặp Thủ tướng Fumio Kishida. Trong cuộc gặp với ông Hun Manet, Thủ tướng Kishida bày tỏ rằng Nhật Bản không chỉ muốn làm sâu sắc hợp tác song phương, mà còn quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác an ninh.
Chỉ một tháng sau phát biểu của Thủ tướng Kishida, hai tàu hải quân của JSDF đã đến thăm và tiến hành huấn luyện rà phá bom mìn với Campuchia ở căn cứ Ream. Đây là động thái đáng chú ý vì báo hiệu rằng Nhật Bản không chỉ quan tâm hợp tác kinh tế với Campuchia, mà còn chú trọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Hơn nữa, căn cứ Ream là nơi mà Mỹ và đồng minh nghi ngờ Trung Quốc có thể đặt lực lượng hải quân ở đây trong tương lai.
Quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia tiếp tục có bước tiến triển trong năm 2023. Theo đó, bên lề Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản diễn ra tại Tokyo vào tháng 12, thủ tướng hai nước đã đồng ý khởi động các cuộc đối thoại giữa các quan chức cấp cao về quốc phòng trong tương lai.
Đến tháng 2/2024, một lần nữa Nhật Bản thực hiện thăm viếng hàng hải đến Campuchia. Trong lần này, hai tàu khu trục Suzunami và Shimakaze đã đến thăm cảng Sihanoukville, cách căn cứ hải quân Ream khoảng 15km. Thành phố Sihanoukville cũng là nơi có nhiều dấu ấn về sự hiện diện của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể để xây dựng đặc khu kinh tế tại đây.
Nhìn chung, hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia chỉ đang trong giai đoạn đầu, khi hai nước chú trọng vào các hoạt động ngoại giao cấp cao cũng như thăm viếng hàng hải nhằm tạo nền tảng và lòng tin hướng đến những hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai.
Động lực đằng sau quyết tâm của Nhật Bản và Campuchia
Từ phía Nhật Bản, chủ trương chung của chính phủ nước này được thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy - NSS) công bố vào tháng 12/2022. Theo đó, NSS chú trọng vào tính “chủ động” (proactive), cụ thể là chủ động thúc đẩy một môi trường an ninh theo ý muốn của nước này thông qua một nền ngoại giao mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hợp tác an ninh với nhiều bên, bao gồm các quốc gia ASEAN.
Thông qua NSS, Nhật Bản không chỉ dừng lại ở tham vọng là một cường quốc kinh tế, mà còn mong muốn trở thành đối tác hợp tác an ninh tin cậy, một cường quốc có thể cạnh tranh về ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua, Tokyo đã hoàn thành chuyển giao hệ thống radar ven biển trị giá 4 triệu USD cho Philippines, và bắt đầu các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (Reciprocal Access Agreement) nhằm tăng cường quan hệ an ninh và tạo điều kiện tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chung với Manila. Tokyo cũng đã đưa Malaysia vào danh sách những quốc gia đầu tiên được nhận phân bổ ngân sách hỗ trợ về quốc phòng từ chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (Official Security Assistance), đồng thời cũng đang đàm phán với Việt Nam về chương trình này. Ngoài ra, Tokyo hứa hẹn sẽ cung cấp tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát biển Indonesia. Như vậy, những hoạt động hợp tác an ninh sôi nổi gần đây giữa Nhật Bản và Campuchia cũng là một phần trong chuỗi động thái mà Tokyo triển khai tại các quốc gia Đông Nam Á.
Hơn nữa, quan hệ Nhật Bản - Campuchia đã được nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (Comprehensive Strategic Partnership - CSP) kể từ năm 2023. Sự kiện này đưa Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai có cấp độ CSP với Campuchia (trước đó là Trung Quốc). Do đó, Nhật Bản có động lực để mở rộng lĩnh vực hợp tác (không chỉ về kinh tế) sang cả lĩnh vực an ninh.
Với Campuchia, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Nhật Bản là một bước đi khéo léo nhằm thể hiện lập trường xây dựng chính sách đối ngoại độc lập của Phnom Penh với các cường quốc. Quyết tâm này được thể hiện rõ qua khẳng định của cựu Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Prak Sokhonn hôm 1/2/2023 rằng “Campuchia tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, dựa trên luật lệ, bảo vệ các lợi ích cốt lõi, bảo đảm chủ quyền và hòa bình, đồng thời tăng cường các quan hệ kinh tế”.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu và có tầm ảnh hưởng tại Campuchia cả về kinh tế, chính trị và an ninh, đặc biệt là từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Phnom Penh năm 2016. Ngược lại, quan hệ quân sự giữa Campuchia và Mỹ đang ở mức “rất không tốt” do hệ quả từ việc Campuchia hủy tập trận quân sự thường niên song phương vào năm 2017. Ngoài ra, Mỹ từng cắt viện trợ cho Campuchia vì cáo buộc nước này thiếu dân chủ (năm 2018), hay mới đây Washington nghi ngờ tính trung thực của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII (năm 2023) của quốc gia Đông Nam Á. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Campuchia và Mỹ khiến cán cân ảnh hưởng tại Campuchia đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Nhật Bản nổi lên như là một đối tác phù hợp để giúp Campuchia cân bằng lại cán cân trong quan hệ với hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Trước hết, Tokyo có quan hệ tốt đẹp với Phnom Penh kể từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay vì có công trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Campuchia. Hai nước cũng đã đạt cấp độ quan hệ ở mức cao nhất, và đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 70 năm (1953 - 2024). Thêm vào đó, tuy là đồng minh của Mỹ nhưng Nhật Bản đã công khai ủng hộ và công nhận tính chính danh của chính quyền mới tại Campuchia (do ông Hun Manet làm Thủ tướng), một động thái có thể nhằm tránh những căng thẳng không cần thiết với Phnom Penh và tạo điều kiện để tăng cường hợp tác với Campuchia.
Như vậy, quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia được thúc đẩy trong giai đoạn gần đây vì Tokyo muốn mở rộng ảnh hưởng tại các quốc gia ASEAN theo tinh thần của NSS; trong khi đó, Campuchia có nhu cầu cân bằng trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc để đảm bảo chính sách đối ngoại độc lập. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 78 vào ngày 22/9/2023, ông Hun Manet khẳng định “Campuchia sẽ tiếp tục con đường chính sách đối ngoại độc lập và trung lập hiện nay”, đồng thời “không cho phép bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ [Campuchia] để chống lại quốc gia khác”.
Hành động của Trung Quốc
Nhận thấy tương tác an ninh giữa Campuchia với Nhật Bản ngày càng gia tăng, trong năm 2023, Bắc Kinh đã có nhiều động thái để gắn kết quan hệ với Phnom Penh. Về diễn ngôn, trước hết chỉ trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni ký sắc lệnh chính thức bổ nhiệm ông Hun Manet làm tân Thủ tướng (ngày 7/8), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm đến Phnom Penh. Tại đây, ông Vương Nghị cam kết Bắc Kinh sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ “chất lượng cao” và “bày tỏ sự ủng hộ to lớn của Trung Quốc đối với con đường phát triển và sự lãnh đạo của chính phủ mới”.
Sau đó, trong cuộc gặp nhân chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet sang Bắc Kinh (ngày 15/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định năm 2023 là khởi điểm để hai nước bước vào kỷ nguyên mới xây dựng cộng đồng Trung Quốc và Campuchia cùng chia sẻ tương lai, có chất lượng cao, mức độ cao, tiêu chuẩn cao. Ngoài ra, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng An ninh Nhà nước Trung Quốc Trần Nhất Tân với Thủ tướng Hun Manet (vào tháng 11), các bên đã đạt được đồng thuận trong việc tăng cường hợp tác về tình báo an ninh để phục vụ cho việc ổn định xã hội ở cả hai quốc gia. Như vậy, thông qua các tuyên bố ngoại giao, có thể thấy lãnh đạo Trung Quốc cam kết ủng hộ nhiệt tình đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và thậm chí mong muốn đưa quan hệ hai nước phát triển theo hướng sâu sắc hơn.
Về hành động, từ ngày 20/3 đến 8/4, hai nước đã tổ chức tập trận quân sự chung thường niên Rồng Vàng (Golden Dragon - năm 2023 là lần thứ năm). Là một hoạt động thường niên, song sự kiện năm ngoái đáng chú ý vì lần đầu tiên có nội dung tập trận chung trên biển (diễn ra ở vùng biển của Campuchia, xung quanh khu vực cảng Sihanoukville). Đến tháng 11, Thượng tướng Lý Kiều Minh, Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã đến thăm Campuchia với mục đích thúc đẩy quan hệ giữa lục quân hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tướng Lục quân Trung Quốc đến Campuchia trong lịch sử. Một tháng sau, đến lượt hai tàu chiến của Trung Quốc cập cảng căn cứ quân sự Ream để đánh giá quá trình chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện với Hải quân Campuchia, và kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây cũng là lần đầu tiên tàu của Hải quân Trung Quốc cập cảng Ream.
Sang năm nay, từ ngày 25 đến 29/3, Thượng tướng Mao Sophan, Phó Tổng tư lệnh Quân đội kiêm Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự cấp cao sang thăm Trung Quốc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân. Tại cuộc hội đàm, phía Trung Quốc tiếp tục tìm cách gắn kết quan hệ với Campuchia bằng cách kêu gọi tăng cường trao đổi chiến lược, tận dụng các cơ chế hợp tác, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác.
Như vậy, một loạt động thái, từ diễn ngôn cho đến hành động cụ thể, cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố mối quan hệ cũng như mở ra thêm nhiều hướng tiếp cận mới để khẳng định vị thế và gia tăng tầm ảnh hưởng tại Campuchia, đồng thời gây sức ép lên tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng của các cường quốc khác (bao gồm Nhật Bản).
Trung Quốc trong nhận thức của Nhật Bản và Campuchia
Để đưa quan hệ an ninh vươn lên những nấc thang cao hơn, Nhật Bản và Campuchia cần phải dung hòa những khác biệt còn tồn đọng. Trước hết, Campuchia và Nhật Bản không có chung nhận thức về “mối đe dọa Trung Quốc”. Theo NSS, Nhật Bản đánh giá Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có” đối với an ninh của Tokyo, cũng như trật tự quốc tế. Ngược lại, Campuchia – từ thời cựu Thủ tướng Hun Sen – đã ca ngợi mối quan hệ với Trung Quốc là “sắt son” (“ironclad” - một từ ngữ chỉ dành riêng cho Bắc Kinh) và cho đến nay vẫn không lung lay. Ở chiều ngược lại, ông Tập cũng dùng từ ngữ này để mô tả về quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh ở thời điểm hiện tại. Những phát ngôn trên cho thấy hai quốc gia nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm sâu sắc, toàn diện thêm mối quan hệ trong thời gian tới.
Campuchia và Nhật Bản cũng nhìn nhận chính sách “Một Trung Quốc” (“One-China Policy” - tức Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, bao gồm vùng lãnh thổ Đài Loan) theo những hướng rất khác nhau. Cựu Thủ tướng Hun Sen từng khẳng định Phnom Penh “kiên quyết ủng hộ mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống nhất đất nước”. Điều này có nghĩa là rất có thể Campuchia sẽ không phản đối ngay cả khi Bắc Kinh dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan. Mới đây, chỉ một ngày sau khi cử tri Đài Loan đi bầu cử tổng thống hôm 13/1/2024, Campuchia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đưa ra tuyên bố tái khẳng định Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản - dù thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc” - vẫn gửi lời chúc mừng đến chính quyền mới thắng cử của Đài Loan. Điều này khiến Bắc Kinh phản đối vì cho rằng thông điệp của Tokyo là “sự can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Trong số các thách thức kể trên, sự khác biệt về nhận thức đối với “mối đe dọa Trung Quốc” là rào cản lớn nhất cho mối quan hệ gắn kết thật sự về an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia. Chính rào cản này góp phần khiến mức độ hợp tác giữa Phnom Penh với Tokyo và Bắc Kinh có sự khác nhau rõ rệt. Trong khi Campuchia và Nhật Bản chủ yếu hợp tác trong những nội dung ít nhạy cảm như rà phá bom mìn, gìn giữ hòa bình, thì quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc đã tiến tới hợp tác về quân sự, chẳng hạn như tập trận thường niên Rồng Vàng (hiện bao gồm hai lực lượng Lục quân và Hải quân).
Quan hệ Nhật Bản - Campuchia vẫn có nhiều triển vọng
Dù có những thách thức cần giải quyết, song điểm tích cực cho quan hệ giữa Tokyo và Phnom Penh là người dân Campuchia ngày càng có thái độ thiện cảm đối với Nhật Bản. Báo cáo Khảo sát năm 2024 của Viện ISEAS-Yusof Ishak (có trụ sở tại Singapore) về quan điểm từ các quốc gia ASEAN cho thấy, khi hỏi người dân Campuchia về nhận định “Nhật Bản sẽ làm những điều đúng đắn để góp phần vào hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu”, có đến 61,9% người tham gia khảo sát từ Campuchia cảm thấy “tự tin” hoặc “rất tự tin”. Đây là một kết quả mang lại sự bất ngờ lớn, vì chỉ trước đó một năm, cùng câu hỏi trên, tỷ lệ người dân Campuchia cảm thấy lạc quan với Nhật Bản chỉ vỏn vẹn 18,7%.
Một trong những nguyên nhân có thể lý giải cho sự tăng vọt về mức độ thiện cảm của người dân Campuchia với Nhật Bản là số người tin rằng “Nhật Bản không có năng lực và ý chí chính trị để lãnh đạo toàn cầu” đã giảm đáng kể, từ mức 85,3% ở năm 2023 (cao nhất trong các nước ASEAN) xuống chỉ còn 27,7% ở năm 2024 (thấp thứ hai chỉ sau Philippines). Đây có thể là hệ quả của những thành tựu ngoại giao rất lớn mà Tokyo đạt được ở Đông Nam Á trong năm 2023, nổi bật nhất là nâng cấp CSP với ASEAN, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Campuchia.
Hàm ý cho an ninh khu vực và cách tiếp cận của Việt Nam
Việc Campuchia thúc đẩy chính sách ngoại giao độc lập thông qua tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc là tín hiệu tích cực cho an ninh khu vực. Thêm vào đó, Thủ tướng Hun Manet khẳng định Hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này (hàm ý đáp trả những hoài nghi về nguy cơ Phnom Penh cho Bắc Kinh đặt căn cứ tại Ream). Những điều này phần nào giúp giảm thiểu mối lo ngại của các nước ASEAN về nguy cơ Phnom Penh trở thành “sân sau” của Bắc Kinh, và qua đó có thể gây đe dọa đến an ninh khu vực.
Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải xem xét quyết tâm của Campuchia đến mức nào và liệu quốc gia này có đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự chi phối từ Trung Quốc hay không. Nếu Campuchia “lệ thuộc” nặng nề vào sự bảo trợ về kinh tế và an ninh của Trung Quốc, hợp tác an ninh giữa Phnom Penh với Tokyo có thể chỉ là vỏ bọc để tránh việc dư luận phản đối hợp tác an ninh ngày càng được thắt chặt giữa Phnom Penh và Bắc Kinh. Kịch bản này sẽ là mối nguy thực sự và đáng kể đối với an ninh khu vực Đông Nam Á.
Đối diện với cả thuận lợi và thách thức nêu trên, Việt Nam cần giữ cách tiếp cận thận trọng, đồng thời tích cực theo dõi và đánh giá các động thái triển khai của Campuchia với cả Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới. Sự thận trọng là cần thiết vì Hà Nội cần giữ quan hệ ổn định với cả ba quốc gia trên, do đó cần tránh những bất cẩn có thể xảy ra về chính sách và hành động.
Đặc biệt, Hà Nội cần theo dõi liệu chính phủ Hun Manet có thực hiện cam kết không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Ream hay không, từ đó xây dựng các bước phòng thủ phù hợp với tình hình trên thực tế. Nếu Trung Quốc có thể thiết lập căn cứ quân sự tại Ream, việc này có thể giúp hải quân nước này có thêm một hướng tiếp cận đến các khu vực tranh chấp trên Biển Đông và đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đối mặt với thách thức lớn nhất vì có thể rơi vào tình thế bị phong tỏa ở cả hai hướng: từ Biển Đông và từ biên giới Tây Nam. Thậm chí, thế phong tỏa có thể lên đến ba hướng nếu Trung Quốc triển khai thêm lực lượng áp sát dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Chính vì mối nguy như vậy, Hà Nội đã duy trì sự quan tâm đến vấn đề này, kêu gọi “việc hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên toàn thế giới”. Vì các thông tin liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân Ream chưa được các bên xác nhận, do đó Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ có thể đưa ra những phát ngôn mang tính “chung chung” như trên, thay vì khẳng định cụ thể.
Ngoài ra, Việt Nam nên ủng hộ những bước tiến triển trong quan hệ an ninh giữa Campuchia với Nhật Bản, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác giữa Hà Nội và Tokyo để tạo điều kiện cho quốc gia Đông Á này gây được ảnh hưởng nhiều hơn tại khu vực, góp phần kiến tạo cán cân cân bằng ở Đông Nam Á. Nhật Bản có lẽ là quốc gia phù hợp nhất vào lúc này, vì đang có quan hệ rất tốt đẹp với cả Việt Nam, lẫn các nước ASEAN (bằng chứng là vừa ký kết CSP). Đồng thời, Tokyo cũng nhận được nhiều quan điểm lạc quan nhất từ người tham gia khảo sát ở các nước ASEAN với câu hỏi quốc gia nào “sẽ làm những điều đúng đắn để góp phần vào hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu” trong Khảo sát năm 2024 của Viện ISEAS-Yusof Ishak. Số người cảm thấy “tự tin” hoặc “rất tự tin” với Nhật Bản lên đến 58,9%, trong khi Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt nhận được 42,4%, 41,5%, 24,8% và 24,2%.

Hợp tác an ninh gần đây giữa Nhật Bản và Campuchia
Từ năm 2022, thời điểm đánh dấu kỷ niệm 30 năm Nhật Bản cử Lực lượng Phòng vệ (JSDF) tới Campuchia (cũng là lần đầu tiên JSDF tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc), các động thái tăng cường hợp tác an ninh song phương đã được thúc đẩy. Vào tháng 2 cùng năm, ông Hun Manet (khi đó được xem như người kế nhiệm chức Thủ tướng Campuchia) đã đến thăm Nhật Bản và gặp Thủ tướng Fumio Kishida. Trong cuộc gặp với ông Hun Manet, Thủ tướng Kishida bày tỏ rằng Nhật Bản không chỉ muốn làm sâu sắc hợp tác song phương, mà còn quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác an ninh.
Chỉ một tháng sau phát biểu của Thủ tướng Kishida, hai tàu hải quân của JSDF đã đến thăm và tiến hành huấn luyện rà phá bom mìn với Campuchia ở căn cứ Ream. Đây là động thái đáng chú ý vì báo hiệu rằng Nhật Bản không chỉ quan tâm hợp tác kinh tế với Campuchia, mà còn chú trọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Hơn nữa, căn cứ Ream là nơi mà Mỹ và đồng minh nghi ngờ Trung Quốc có thể đặt lực lượng hải quân ở đây trong tương lai.
Quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia tiếp tục có bước tiến triển trong năm 2023. Theo đó, bên lề Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản diễn ra tại Tokyo vào tháng 12, thủ tướng hai nước đã đồng ý khởi động các cuộc đối thoại giữa các quan chức cấp cao về quốc phòng trong tương lai.
Đến tháng 2/2024, một lần nữa Nhật Bản thực hiện thăm viếng hàng hải đến Campuchia. Trong lần này, hai tàu khu trục Suzunami và Shimakaze đã đến thăm cảng Sihanoukville, cách căn cứ hải quân Ream khoảng 15km. Thành phố Sihanoukville cũng là nơi có nhiều dấu ấn về sự hiện diện của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể để xây dựng đặc khu kinh tế tại đây.
Nhìn chung, hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia chỉ đang trong giai đoạn đầu, khi hai nước chú trọng vào các hoạt động ngoại giao cấp cao cũng như thăm viếng hàng hải nhằm tạo nền tảng và lòng tin hướng đến những hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai.
Động lực đằng sau quyết tâm của Nhật Bản và Campuchia
Từ phía Nhật Bản, chủ trương chung của chính phủ nước này được thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy - NSS) công bố vào tháng 12/2022. Theo đó, NSS chú trọng vào tính “chủ động” (proactive), cụ thể là chủ động thúc đẩy một môi trường an ninh theo ý muốn của nước này thông qua một nền ngoại giao mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hợp tác an ninh với nhiều bên, bao gồm các quốc gia ASEAN.
Thông qua NSS, Nhật Bản không chỉ dừng lại ở tham vọng là một cường quốc kinh tế, mà còn mong muốn trở thành đối tác hợp tác an ninh tin cậy, một cường quốc có thể cạnh tranh về ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua, Tokyo đã hoàn thành chuyển giao hệ thống radar ven biển trị giá 4 triệu USD cho Philippines, và bắt đầu các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (Reciprocal Access Agreement) nhằm tăng cường quan hệ an ninh và tạo điều kiện tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chung với Manila. Tokyo cũng đã đưa Malaysia vào danh sách những quốc gia đầu tiên được nhận phân bổ ngân sách hỗ trợ về quốc phòng từ chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (Official Security Assistance), đồng thời cũng đang đàm phán với Việt Nam về chương trình này. Ngoài ra, Tokyo hứa hẹn sẽ cung cấp tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát biển Indonesia. Như vậy, những hoạt động hợp tác an ninh sôi nổi gần đây giữa Nhật Bản và Campuchia cũng là một phần trong chuỗi động thái mà Tokyo triển khai tại các quốc gia Đông Nam Á.
Hơn nữa, quan hệ Nhật Bản - Campuchia đã được nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (Comprehensive Strategic Partnership - CSP) kể từ năm 2023. Sự kiện này đưa Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai có cấp độ CSP với Campuchia (trước đó là Trung Quốc). Do đó, Nhật Bản có động lực để mở rộng lĩnh vực hợp tác (không chỉ về kinh tế) sang cả lĩnh vực an ninh.
Với Campuchia, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Nhật Bản là một bước đi khéo léo nhằm thể hiện lập trường xây dựng chính sách đối ngoại độc lập của Phnom Penh với các cường quốc. Quyết tâm này được thể hiện rõ qua khẳng định của cựu Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Prak Sokhonn hôm 1/2/2023 rằng “Campuchia tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, dựa trên luật lệ, bảo vệ các lợi ích cốt lõi, bảo đảm chủ quyền và hòa bình, đồng thời tăng cường các quan hệ kinh tế”.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu và có tầm ảnh hưởng tại Campuchia cả về kinh tế, chính trị và an ninh, đặc biệt là từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Phnom Penh năm 2016. Ngược lại, quan hệ quân sự giữa Campuchia và Mỹ đang ở mức “rất không tốt” do hệ quả từ việc Campuchia hủy tập trận quân sự thường niên song phương vào năm 2017. Ngoài ra, Mỹ từng cắt viện trợ cho Campuchia vì cáo buộc nước này thiếu dân chủ (năm 2018), hay mới đây Washington nghi ngờ tính trung thực của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII (năm 2023) của quốc gia Đông Nam Á. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Campuchia và Mỹ khiến cán cân ảnh hưởng tại Campuchia đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Nhật Bản nổi lên như là một đối tác phù hợp để giúp Campuchia cân bằng lại cán cân trong quan hệ với hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Trước hết, Tokyo có quan hệ tốt đẹp với Phnom Penh kể từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay vì có công trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Campuchia. Hai nước cũng đã đạt cấp độ quan hệ ở mức cao nhất, và đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 70 năm (1953 - 2024). Thêm vào đó, tuy là đồng minh của Mỹ nhưng Nhật Bản đã công khai ủng hộ và công nhận tính chính danh của chính quyền mới tại Campuchia (do ông Hun Manet làm Thủ tướng), một động thái có thể nhằm tránh những căng thẳng không cần thiết với Phnom Penh và tạo điều kiện để tăng cường hợp tác với Campuchia.
Như vậy, quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia được thúc đẩy trong giai đoạn gần đây vì Tokyo muốn mở rộng ảnh hưởng tại các quốc gia ASEAN theo tinh thần của NSS; trong khi đó, Campuchia có nhu cầu cân bằng trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc để đảm bảo chính sách đối ngoại độc lập. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 78 vào ngày 22/9/2023, ông Hun Manet khẳng định “Campuchia sẽ tiếp tục con đường chính sách đối ngoại độc lập và trung lập hiện nay”, đồng thời “không cho phép bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ [Campuchia] để chống lại quốc gia khác”.
Hành động của Trung Quốc
Nhận thấy tương tác an ninh giữa Campuchia với Nhật Bản ngày càng gia tăng, trong năm 2023, Bắc Kinh đã có nhiều động thái để gắn kết quan hệ với Phnom Penh. Về diễn ngôn, trước hết chỉ trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni ký sắc lệnh chính thức bổ nhiệm ông Hun Manet làm tân Thủ tướng (ngày 7/8), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm đến Phnom Penh. Tại đây, ông Vương Nghị cam kết Bắc Kinh sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ “chất lượng cao” và “bày tỏ sự ủng hộ to lớn của Trung Quốc đối với con đường phát triển và sự lãnh đạo của chính phủ mới”.
Sau đó, trong cuộc gặp nhân chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet sang Bắc Kinh (ngày 15/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định năm 2023 là khởi điểm để hai nước bước vào kỷ nguyên mới xây dựng cộng đồng Trung Quốc và Campuchia cùng chia sẻ tương lai, có chất lượng cao, mức độ cao, tiêu chuẩn cao. Ngoài ra, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng An ninh Nhà nước Trung Quốc Trần Nhất Tân với Thủ tướng Hun Manet (vào tháng 11), các bên đã đạt được đồng thuận trong việc tăng cường hợp tác về tình báo an ninh để phục vụ cho việc ổn định xã hội ở cả hai quốc gia. Như vậy, thông qua các tuyên bố ngoại giao, có thể thấy lãnh đạo Trung Quốc cam kết ủng hộ nhiệt tình đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và thậm chí mong muốn đưa quan hệ hai nước phát triển theo hướng sâu sắc hơn.
Về hành động, từ ngày 20/3 đến 8/4, hai nước đã tổ chức tập trận quân sự chung thường niên Rồng Vàng (Golden Dragon - năm 2023 là lần thứ năm). Là một hoạt động thường niên, song sự kiện năm ngoái đáng chú ý vì lần đầu tiên có nội dung tập trận chung trên biển (diễn ra ở vùng biển của Campuchia, xung quanh khu vực cảng Sihanoukville). Đến tháng 11, Thượng tướng Lý Kiều Minh, Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã đến thăm Campuchia với mục đích thúc đẩy quan hệ giữa lục quân hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tướng Lục quân Trung Quốc đến Campuchia trong lịch sử. Một tháng sau, đến lượt hai tàu chiến của Trung Quốc cập cảng căn cứ quân sự Ream để đánh giá quá trình chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện với Hải quân Campuchia, và kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây cũng là lần đầu tiên tàu của Hải quân Trung Quốc cập cảng Ream.
Sang năm nay, từ ngày 25 đến 29/3, Thượng tướng Mao Sophan, Phó Tổng tư lệnh Quân đội kiêm Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự cấp cao sang thăm Trung Quốc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân. Tại cuộc hội đàm, phía Trung Quốc tiếp tục tìm cách gắn kết quan hệ với Campuchia bằng cách kêu gọi tăng cường trao đổi chiến lược, tận dụng các cơ chế hợp tác, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác.
Như vậy, một loạt động thái, từ diễn ngôn cho đến hành động cụ thể, cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố mối quan hệ cũng như mở ra thêm nhiều hướng tiếp cận mới để khẳng định vị thế và gia tăng tầm ảnh hưởng tại Campuchia, đồng thời gây sức ép lên tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng của các cường quốc khác (bao gồm Nhật Bản).
Trung Quốc trong nhận thức của Nhật Bản và Campuchia
Để đưa quan hệ an ninh vươn lên những nấc thang cao hơn, Nhật Bản và Campuchia cần phải dung hòa những khác biệt còn tồn đọng. Trước hết, Campuchia và Nhật Bản không có chung nhận thức về “mối đe dọa Trung Quốc”. Theo NSS, Nhật Bản đánh giá Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có” đối với an ninh của Tokyo, cũng như trật tự quốc tế. Ngược lại, Campuchia – từ thời cựu Thủ tướng Hun Sen – đã ca ngợi mối quan hệ với Trung Quốc là “sắt son” (“ironclad” - một từ ngữ chỉ dành riêng cho Bắc Kinh) và cho đến nay vẫn không lung lay. Ở chiều ngược lại, ông Tập cũng dùng từ ngữ này để mô tả về quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh ở thời điểm hiện tại. Những phát ngôn trên cho thấy hai quốc gia nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm sâu sắc, toàn diện thêm mối quan hệ trong thời gian tới.
Campuchia và Nhật Bản cũng nhìn nhận chính sách “Một Trung Quốc” (“One-China Policy” - tức Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, bao gồm vùng lãnh thổ Đài Loan) theo những hướng rất khác nhau. Cựu Thủ tướng Hun Sen từng khẳng định Phnom Penh “kiên quyết ủng hộ mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống nhất đất nước”. Điều này có nghĩa là rất có thể Campuchia sẽ không phản đối ngay cả khi Bắc Kinh dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan. Mới đây, chỉ một ngày sau khi cử tri Đài Loan đi bầu cử tổng thống hôm 13/1/2024, Campuchia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đưa ra tuyên bố tái khẳng định Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản - dù thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc” - vẫn gửi lời chúc mừng đến chính quyền mới thắng cử của Đài Loan. Điều này khiến Bắc Kinh phản đối vì cho rằng thông điệp của Tokyo là “sự can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Trong số các thách thức kể trên, sự khác biệt về nhận thức đối với “mối đe dọa Trung Quốc” là rào cản lớn nhất cho mối quan hệ gắn kết thật sự về an ninh giữa Nhật Bản và Campuchia. Chính rào cản này góp phần khiến mức độ hợp tác giữa Phnom Penh với Tokyo và Bắc Kinh có sự khác nhau rõ rệt. Trong khi Campuchia và Nhật Bản chủ yếu hợp tác trong những nội dung ít nhạy cảm như rà phá bom mìn, gìn giữ hòa bình, thì quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc đã tiến tới hợp tác về quân sự, chẳng hạn như tập trận thường niên Rồng Vàng (hiện bao gồm hai lực lượng Lục quân và Hải quân).
Quan hệ Nhật Bản - Campuchia vẫn có nhiều triển vọng
Dù có những thách thức cần giải quyết, song điểm tích cực cho quan hệ giữa Tokyo và Phnom Penh là người dân Campuchia ngày càng có thái độ thiện cảm đối với Nhật Bản. Báo cáo Khảo sát năm 2024 của Viện ISEAS-Yusof Ishak (có trụ sở tại Singapore) về quan điểm từ các quốc gia ASEAN cho thấy, khi hỏi người dân Campuchia về nhận định “Nhật Bản sẽ làm những điều đúng đắn để góp phần vào hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu”, có đến 61,9% người tham gia khảo sát từ Campuchia cảm thấy “tự tin” hoặc “rất tự tin”. Đây là một kết quả mang lại sự bất ngờ lớn, vì chỉ trước đó một năm, cùng câu hỏi trên, tỷ lệ người dân Campuchia cảm thấy lạc quan với Nhật Bản chỉ vỏn vẹn 18,7%.
Một trong những nguyên nhân có thể lý giải cho sự tăng vọt về mức độ thiện cảm của người dân Campuchia với Nhật Bản là số người tin rằng “Nhật Bản không có năng lực và ý chí chính trị để lãnh đạo toàn cầu” đã giảm đáng kể, từ mức 85,3% ở năm 2023 (cao nhất trong các nước ASEAN) xuống chỉ còn 27,7% ở năm 2024 (thấp thứ hai chỉ sau Philippines). Đây có thể là hệ quả của những thành tựu ngoại giao rất lớn mà Tokyo đạt được ở Đông Nam Á trong năm 2023, nổi bật nhất là nâng cấp CSP với ASEAN, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Campuchia.
Hàm ý cho an ninh khu vực và cách tiếp cận của Việt Nam
Việc Campuchia thúc đẩy chính sách ngoại giao độc lập thông qua tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc là tín hiệu tích cực cho an ninh khu vực. Thêm vào đó, Thủ tướng Hun Manet khẳng định Hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này (hàm ý đáp trả những hoài nghi về nguy cơ Phnom Penh cho Bắc Kinh đặt căn cứ tại Ream). Những điều này phần nào giúp giảm thiểu mối lo ngại của các nước ASEAN về nguy cơ Phnom Penh trở thành “sân sau” của Bắc Kinh, và qua đó có thể gây đe dọa đến an ninh khu vực.
Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải xem xét quyết tâm của Campuchia đến mức nào và liệu quốc gia này có đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự chi phối từ Trung Quốc hay không. Nếu Campuchia “lệ thuộc” nặng nề vào sự bảo trợ về kinh tế và an ninh của Trung Quốc, hợp tác an ninh giữa Phnom Penh với Tokyo có thể chỉ là vỏ bọc để tránh việc dư luận phản đối hợp tác an ninh ngày càng được thắt chặt giữa Phnom Penh và Bắc Kinh. Kịch bản này sẽ là mối nguy thực sự và đáng kể đối với an ninh khu vực Đông Nam Á.
Đối diện với cả thuận lợi và thách thức nêu trên, Việt Nam cần giữ cách tiếp cận thận trọng, đồng thời tích cực theo dõi và đánh giá các động thái triển khai của Campuchia với cả Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới. Sự thận trọng là cần thiết vì Hà Nội cần giữ quan hệ ổn định với cả ba quốc gia trên, do đó cần tránh những bất cẩn có thể xảy ra về chính sách và hành động.
Đặc biệt, Hà Nội cần theo dõi liệu chính phủ Hun Manet có thực hiện cam kết không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Ream hay không, từ đó xây dựng các bước phòng thủ phù hợp với tình hình trên thực tế. Nếu Trung Quốc có thể thiết lập căn cứ quân sự tại Ream, việc này có thể giúp hải quân nước này có thêm một hướng tiếp cận đến các khu vực tranh chấp trên Biển Đông và đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đối mặt với thách thức lớn nhất vì có thể rơi vào tình thế bị phong tỏa ở cả hai hướng: từ Biển Đông và từ biên giới Tây Nam. Thậm chí, thế phong tỏa có thể lên đến ba hướng nếu Trung Quốc triển khai thêm lực lượng áp sát dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Chính vì mối nguy như vậy, Hà Nội đã duy trì sự quan tâm đến vấn đề này, kêu gọi “việc hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên toàn thế giới”. Vì các thông tin liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân Ream chưa được các bên xác nhận, do đó Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ có thể đưa ra những phát ngôn mang tính “chung chung” như trên, thay vì khẳng định cụ thể.
Ngoài ra, Việt Nam nên ủng hộ những bước tiến triển trong quan hệ an ninh giữa Campuchia với Nhật Bản, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác giữa Hà Nội và Tokyo để tạo điều kiện cho quốc gia Đông Á này gây được ảnh hưởng nhiều hơn tại khu vực, góp phần kiến tạo cán cân cân bằng ở Đông Nam Á. Nhật Bản có lẽ là quốc gia phù hợp nhất vào lúc này, vì đang có quan hệ rất tốt đẹp với cả Việt Nam, lẫn các nước ASEAN (bằng chứng là vừa ký kết CSP). Đồng thời, Tokyo cũng nhận được nhiều quan điểm lạc quan nhất từ người tham gia khảo sát ở các nước ASEAN với câu hỏi quốc gia nào “sẽ làm những điều đúng đắn để góp phần vào hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu” trong Khảo sát năm 2024 của Viện ISEAS-Yusof Ishak. Số người cảm thấy “tự tin” hoặc “rất tự tin” với Nhật Bản lên đến 58,9%, trong khi Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt nhận được 42,4%, 41,5%, 24,8% và 24,2%.
Từ khoá: Nhật Bản Campuchia hợp tác an ninh Trung Quốc