Kế hoạch sở hữu Typhon của Philippines châm ngòi căng thẳng Bắc Kinh – Manila
Việc Philippines công khai kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ khiến Trung Quốc chỉ trích gay gắt. Tệ hơn là ba quốc gia có thể bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kiểu mới.


Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines tiếp tục căng thẳng, và các chỉ trích lần này liên quan đến việc Manila xích lại gần Mỹ để tăng cường năng lực phòng thủ. Cụ thể, cường quốc số một châu Á đã chỉ trích quốc gia yếu hơn về việc Manila hợp tác với Mỹ để cân nhắc mua tên lửa Typhon do đồng minh sản xuất.
Vậy, phía Philippines đã nói gì về quyết định của mình?
Hôm 23/12, Tư lệnh lục quân Philippines Roy Galido cho hay quyết định này được công bố sau khi Typhon trải qua sự chuyển đổi từ bệ phóng trên tàu sang bệ phóng trên mặt đất và sau đó được thử nghiệm trong cuộc tập trận quân sự đa phương Balikatan với sự tham gia của Mỹ, Pháp, Australia và Philippines từ tháng 4 đến tháng 5/2024. Tuy nhiên, ông Galido cũng cho biết kế hoạch mua sắm này vẫn chưa được đưa vào ngân sách cho năm 2025. Hơn nữa, có thể phải mất hai năm hoặc thậm chí lâu hơn để quân đội Philippines hoàn tất việc mua sắm hệ thống vũ khí tối tân này.
Một ngày sau, ông Gilberto Teodoro, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, khẳng định “quyền chủ quyền” của nước này trong việc tăng cường năng lực an ninh và quốc phòng. Tuyên bố của ông Teodoro có nghĩa là phía Philippines mong muốn tự bước đi bằng đôi chân của mình, thay vì phải lệ thuộc vào ý chí và sự cho phép từ một cường quốc nào.
Quyết định của Philippines nhanh chóng vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc, quốc gia có tranh chấp với Manila tại Biển Đông. Vào ngày 26/12, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch của chính quyền Ferdinand Marcos Jr. trong việc sở hữu các tên lửa tầm trung của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này là Mao Ninh (Mao Ning) nói rằng việc Philippines quyết định triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ trong các cuộc tập trận quân sự sẽ “mang đến nguy cơ đối đầu địa chính trị và chạy đua vũ trang trong khu vực, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với hòa bình và an ninh khu vực”. Đến nay, lời cảnh cáo của Trung Quốc chưa thể lay chuyển quyết tâm của Philippines.
Quyết định cứng rắn của Manila có lẽ không mang tính tức thời. Động thái này này nằm trong chiến lược tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines trước một Trung Quốc ngày càng hành xử bá quyền tại Biển Đông. Bên cạnh đó, bước đi của quốc gia Đông Nam Á cũng được đặt trong tư duy răn đe các hành động quá giới hạn của Bắc Kinh.
Cụ thể, ông Teodoro giải thích rằng việc tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo (Comprehensive Archipelagic Defense Concept - CADC). Khái niệm này được ông Teodoro giới thiệu vào đầu năm 2024 và được sử dụng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Philippines. Dù hiện chưa có nhiều chi tiết được công bố về CADC, điều có phần rõ ràng nhất là khái niệm này chủ yếu nhằm định hướng lại tư duy an ninh của Philippines: chuyển hướng từ các hoạt động an ninh bên trong đất nước sang ưu tiên cho các thách thức an ninh bên ngoài.
Vào tháng 5/2024, Chuẩn tướng Roy Vincent Trinidad, người phát ngôn của Hải quân Philippines tại “Biển Tây Philippines” (West Philippine Sea) (tên gọi mà Philippines dùng để gọi “Biển Đông”) cho biết quốc gia này đang chuyển hướng phòng thủ sang bên ngoài. Ông Trinidad cũng nói thêm rằng, với CADC, “chúng tôi [Philippines] sẽ có khả năng bảo vệ và đảm bảo an ninh cho khu vực Benham Rise (ghi chú của người viết: Benham Rise là một dải cao nguyên chìm dưới nước nằm ở phía Đông Bắc đảo Luzon của Philippines) và trên khắp cả nước. Ở cấp độ quốc tế, chúng tôi có trách nhiệm (bảo vệ) các tuyến đường biển liên lạc, (để) trật tự dựa trên luật lệ quốc tế sẽ được duy trì”.
Là một quốc gia quần đảo, Philippines sở hữu diện tích đất liền hạn chế trong khi dân số nước này lại đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tài nguyên. Do đó, chính phủ Philippines phải triển khai năng lực của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia và mở rộng chiều sâu chiến lược của đất nước để tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa về an ninh đồng thời bảo vệ các nguồn lợi của quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc.
Có thể thấy, với vị trí địa chính trị đặc thù, Philippines là quốc gia dễ bị tổn thương từ phía biển. Đảo Luzon nằm ở phía bắc nước này là một phần của Chuỗi đảo thứ nhất (First Island Chain), trong khi vùng biển phía đông giáp với Chuỗi đảo thứ hai (Second Island Chain). Và cả hai chuỗi đảo này đang thuộc phạm vi địa lý mà Mỹ đang muốn thông qua tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác thân cận (như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, và Australia) để cô lập Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc lại xem việc gây sức ép và phá vỡ tính gắn kết trong liên minh Mỹ - Philippines là bước đi quan trọng để phá thế bao vây của Mỹ. Theo đó, Manila đang chịu sức ép liên tục từ quốc gia láng giềng lớn mạnh: Trung Quốc tăng cường các hành động đối đầu với Philippines tại khu vực thuộc hoặc gần bãi cạn Scarborough và bãi cạn Sabina ở quần đảo Trường Sa – khu vực nằm trong EEZ của Philippines nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền.
Trước các căng thẳng đang gia tăng trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Teodoro không ngần ngại lên án các hành vi của Trung Quốc khi tuyên bố: “Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích sự phát triển năng lực khiêm tốn của Philippines, họ vẫn liên tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân và năng lực tên lửa đạn đạo, tài trợ cho các tổ chức tội phạm và các tổ chức phá hoại bên ngoài bờ biển của họ, cũng như không muốn bảo vệ nhân quyền ở chính đất nước của họ”.
Trái ngược với người tiền nhiệm Duterte với cách tiếp cận “nhân nhượng” với Trung Quốc, Tổng thống Marcos không ngần ngại chỉ trích và phơi bày các hành vi gây hấn của cường quốc này trên truyền thông thông qua “sáng kiến minh bạch” (transparency initiative) cũng như thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn về khía cạnh an ninh hàng hải với các quốc gia cùng chí hướng như Mỹ, Nhật Bản và Australia. Các hoạt động thắt chặt quan hệ bao gồm tăng cường các cuộc thảo luận song phương lẫn đa phương, triển khai tập trận chung, và đưa ra các tuyên bố chung ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực.
Trên thực tế, các chính sách của chính quyền Marcos không thể buộc Bắc Kinh hành xử có trách nhiệm hơn cũng như không thể thay đổi cán cân quyền lực giữa Philippines và Trung Quốc. Thế nhưng chính sách này có điều tích cực là nó đã giúp chính quyền hiện tại thành công trong việc huy động sự ủng hộ của dư luận trong nước và “gạt sang một bên những câu chuyện ủng hộ Bắc Kinh của những nhân vật có ảnh hưởng như gia đình Duterte cùng với chiến dịch thông tin sai lệch của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, mối quan hệ phức tạp giữa Philippine và Trung Quốc cũng cần được đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng xấu đi. Trong khi Bắc Kinh muốn giành vị thế bá quyền khu vực thì Philippines lại cứng rắn trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền và bên cạnh đó là tìm kiếm các cam kết an ninh chặt chẽ hơn với Mỹ. Không khó hiểu khi các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh không hề hài lòng với việc chính quyền tại Manila “không biết điều” khi tăng cường quan hệ với Mỹ - quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp với Trung Quốc.
Đầu năm 2024, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa Typhon ở miền bắc Philippines để tham gia cuộc tập trận quân sự chung thường niên với đồng minh lâu năm. Kể từ tháng 9 cùng năm, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa Typhon vô thời hạn tại Philippines như một động thái để thắt chặt quan hệ đồng minh và gửi tín hiệu răn đe đến Trung Quốc, bất chấp những chỉ trích từ Bắc Kinh cho rằng hành động của Mỹ gây bất ổn cho an ninh khu vực. Về tính chiến lược, động thái của Mỹ có thể phần nào kiềm chế Trung Quốc và tăng cường khả năng của siêu cường trong việc phản ứng hiệu quả hơn trước các động thái quân sự bất ngờ của Bắc Kinh tại Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh có lý do quan ngại các hành động của Washington và Manila. Bởi lẽ, hệ thống Typhon của Mỹ có thể được trang bị tên lửa hành trình và do đó “có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung Quốc” và thậm chí tầm bắn của nó có thể vươn đến Eo biển Đài Loan, Biển Đông và một số khu vực ở phía Tây Thái Bình Dương. Để ứng phó, cường quốc châu Á này đang khai thác tình trạng dễ tổn thương về địa chính trị của Philippines để buộc Manila phải nhượng bộ, qua đó tiến đến “ngăn chặn mọi kế hoạch mua sắm trong tương lai của Philippines”. Nếu thành công, Trung Quốc có thể đồng thời cho thấy khả năng áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia yếu hơn như Philippines.
Với Philippines, Typhon có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải trải qua “những đêm mất ngủ” (sleepless nights), theo như chia sẻ của một quan chức cấp cao nước này. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nhượng bộ trước Bắc Kinh thì uy tín của giới lãnh đạo Philippines sẽ bị giảm sút. Không giống nỗ lực gắn kết quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh của chính quyền Biden, nước Mỹ thời Donald Trump có khả năng sẽ sử dụng cách tiếp cận giao dịch trong quan hệ liên minh, bao gồm cả việc hỗ trợ Philippines trong vấn đề Biển Đông, chẳng hạn như yêu cầu Philippines “tăng cường trách nhiệm phòng thủ chung”. Và hơn hết, câu hỏi quan trọng nhưng còn bỏ ngỏ là: Chính quyền Trump 2.0 có sẵn lòng chuyển giao hệ thống Typhon cho đồng minh hay không?
Vẫn có những rủi ro cho Manila. Hệ thống tên lửa Typhon – một khi thật sự trở thành quân bài chiến lược của Philippines – có thể làm bùng phát thêm các tranh chấp hàng hải giữa quốc gia này và Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể là hành động của Manila có thể đặt quốc gia này vào mối quan hệ “xấu lại thêm xấu” với nước láng giềng hùng mạnh khi Trung Quốc có thể trả đũa, không chỉ với các hành động gây sức ép ở Biển Đông mà có thể kèm theo việc tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu chuối từ Philippines.
Thách thức lớn nhất đối với Philippines hiện nay là làm thế nào có thể tăng cường khả năng răn đe đối với Trung Quốc thông qua việc củng cố quan hệ liên minh với Mỹ đồng thời tránh bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kiểu mới. Kịch bản khủng hoảng này có khả năng bởi cả Manila và Bắc Kinh đều lo sợ an ninh quốc gia bị đặt vào tình thế rủi ro bởi các bước đi chiến lược của đối thủ. Khi đó, những tính toán sai lầm hay hành động có khả năng kích hoạt việc “ăn miếng trả miếng” là không thể loại trừ.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines tiếp tục căng thẳng, và các chỉ trích lần này liên quan đến việc Manila xích lại gần Mỹ để tăng cường năng lực phòng thủ. Cụ thể, cường quốc số một châu Á đã chỉ trích quốc gia yếu hơn về việc Manila hợp tác với Mỹ để cân nhắc mua tên lửa Typhon do đồng minh sản xuất.
Vậy, phía Philippines đã nói gì về quyết định của mình?
Hôm 23/12, Tư lệnh lục quân Philippines Roy Galido cho hay quyết định này được công bố sau khi Typhon trải qua sự chuyển đổi từ bệ phóng trên tàu sang bệ phóng trên mặt đất và sau đó được thử nghiệm trong cuộc tập trận quân sự đa phương Balikatan với sự tham gia của Mỹ, Pháp, Australia và Philippines từ tháng 4 đến tháng 5/2024. Tuy nhiên, ông Galido cũng cho biết kế hoạch mua sắm này vẫn chưa được đưa vào ngân sách cho năm 2025. Hơn nữa, có thể phải mất hai năm hoặc thậm chí lâu hơn để quân đội Philippines hoàn tất việc mua sắm hệ thống vũ khí tối tân này.
Một ngày sau, ông Gilberto Teodoro, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, khẳng định “quyền chủ quyền” của nước này trong việc tăng cường năng lực an ninh và quốc phòng. Tuyên bố của ông Teodoro có nghĩa là phía Philippines mong muốn tự bước đi bằng đôi chân của mình, thay vì phải lệ thuộc vào ý chí và sự cho phép từ một cường quốc nào.
Quyết định của Philippines nhanh chóng vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc, quốc gia có tranh chấp với Manila tại Biển Đông. Vào ngày 26/12, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch của chính quyền Ferdinand Marcos Jr. trong việc sở hữu các tên lửa tầm trung của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này là Mao Ninh (Mao Ning) nói rằng việc Philippines quyết định triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ trong các cuộc tập trận quân sự sẽ “mang đến nguy cơ đối đầu địa chính trị và chạy đua vũ trang trong khu vực, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với hòa bình và an ninh khu vực”. Đến nay, lời cảnh cáo của Trung Quốc chưa thể lay chuyển quyết tâm của Philippines.
Quyết định cứng rắn của Manila có lẽ không mang tính tức thời. Động thái này này nằm trong chiến lược tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines trước một Trung Quốc ngày càng hành xử bá quyền tại Biển Đông. Bên cạnh đó, bước đi của quốc gia Đông Nam Á cũng được đặt trong tư duy răn đe các hành động quá giới hạn của Bắc Kinh.
Cụ thể, ông Teodoro giải thích rằng việc tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo (Comprehensive Archipelagic Defense Concept - CADC). Khái niệm này được ông Teodoro giới thiệu vào đầu năm 2024 và được sử dụng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Philippines. Dù hiện chưa có nhiều chi tiết được công bố về CADC, điều có phần rõ ràng nhất là khái niệm này chủ yếu nhằm định hướng lại tư duy an ninh của Philippines: chuyển hướng từ các hoạt động an ninh bên trong đất nước sang ưu tiên cho các thách thức an ninh bên ngoài.
Vào tháng 5/2024, Chuẩn tướng Roy Vincent Trinidad, người phát ngôn của Hải quân Philippines tại “Biển Tây Philippines” (West Philippine Sea) (tên gọi mà Philippines dùng để gọi “Biển Đông”) cho biết quốc gia này đang chuyển hướng phòng thủ sang bên ngoài. Ông Trinidad cũng nói thêm rằng, với CADC, “chúng tôi [Philippines] sẽ có khả năng bảo vệ và đảm bảo an ninh cho khu vực Benham Rise (ghi chú của người viết: Benham Rise là một dải cao nguyên chìm dưới nước nằm ở phía Đông Bắc đảo Luzon của Philippines) và trên khắp cả nước. Ở cấp độ quốc tế, chúng tôi có trách nhiệm (bảo vệ) các tuyến đường biển liên lạc, (để) trật tự dựa trên luật lệ quốc tế sẽ được duy trì”.
Là một quốc gia quần đảo, Philippines sở hữu diện tích đất liền hạn chế trong khi dân số nước này lại đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tài nguyên. Do đó, chính phủ Philippines phải triển khai năng lực của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia và mở rộng chiều sâu chiến lược của đất nước để tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa về an ninh đồng thời bảo vệ các nguồn lợi của quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc.
Có thể thấy, với vị trí địa chính trị đặc thù, Philippines là quốc gia dễ bị tổn thương từ phía biển. Đảo Luzon nằm ở phía bắc nước này là một phần của Chuỗi đảo thứ nhất (First Island Chain), trong khi vùng biển phía đông giáp với Chuỗi đảo thứ hai (Second Island Chain). Và cả hai chuỗi đảo này đang thuộc phạm vi địa lý mà Mỹ đang muốn thông qua tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác thân cận (như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, và Australia) để cô lập Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc lại xem việc gây sức ép và phá vỡ tính gắn kết trong liên minh Mỹ - Philippines là bước đi quan trọng để phá thế bao vây của Mỹ. Theo đó, Manila đang chịu sức ép liên tục từ quốc gia láng giềng lớn mạnh: Trung Quốc tăng cường các hành động đối đầu với Philippines tại khu vực thuộc hoặc gần bãi cạn Scarborough và bãi cạn Sabina ở quần đảo Trường Sa – khu vực nằm trong EEZ của Philippines nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền.
Trước các căng thẳng đang gia tăng trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Teodoro không ngần ngại lên án các hành vi của Trung Quốc khi tuyên bố: “Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích sự phát triển năng lực khiêm tốn của Philippines, họ vẫn liên tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân và năng lực tên lửa đạn đạo, tài trợ cho các tổ chức tội phạm và các tổ chức phá hoại bên ngoài bờ biển của họ, cũng như không muốn bảo vệ nhân quyền ở chính đất nước của họ”.
Trái ngược với người tiền nhiệm Duterte với cách tiếp cận “nhân nhượng” với Trung Quốc, Tổng thống Marcos không ngần ngại chỉ trích và phơi bày các hành vi gây hấn của cường quốc này trên truyền thông thông qua “sáng kiến minh bạch” (transparency initiative) cũng như thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn về khía cạnh an ninh hàng hải với các quốc gia cùng chí hướng như Mỹ, Nhật Bản và Australia. Các hoạt động thắt chặt quan hệ bao gồm tăng cường các cuộc thảo luận song phương lẫn đa phương, triển khai tập trận chung, và đưa ra các tuyên bố chung ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực.
Trên thực tế, các chính sách của chính quyền Marcos không thể buộc Bắc Kinh hành xử có trách nhiệm hơn cũng như không thể thay đổi cán cân quyền lực giữa Philippines và Trung Quốc. Thế nhưng chính sách này có điều tích cực là nó đã giúp chính quyền hiện tại thành công trong việc huy động sự ủng hộ của dư luận trong nước và “gạt sang một bên những câu chuyện ủng hộ Bắc Kinh của những nhân vật có ảnh hưởng như gia đình Duterte cùng với chiến dịch thông tin sai lệch của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, mối quan hệ phức tạp giữa Philippine và Trung Quốc cũng cần được đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng xấu đi. Trong khi Bắc Kinh muốn giành vị thế bá quyền khu vực thì Philippines lại cứng rắn trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền và bên cạnh đó là tìm kiếm các cam kết an ninh chặt chẽ hơn với Mỹ. Không khó hiểu khi các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh không hề hài lòng với việc chính quyền tại Manila “không biết điều” khi tăng cường quan hệ với Mỹ - quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp với Trung Quốc.
Đầu năm 2024, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa Typhon ở miền bắc Philippines để tham gia cuộc tập trận quân sự chung thường niên với đồng minh lâu năm. Kể từ tháng 9 cùng năm, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa Typhon vô thời hạn tại Philippines như một động thái để thắt chặt quan hệ đồng minh và gửi tín hiệu răn đe đến Trung Quốc, bất chấp những chỉ trích từ Bắc Kinh cho rằng hành động của Mỹ gây bất ổn cho an ninh khu vực. Về tính chiến lược, động thái của Mỹ có thể phần nào kiềm chế Trung Quốc và tăng cường khả năng của siêu cường trong việc phản ứng hiệu quả hơn trước các động thái quân sự bất ngờ của Bắc Kinh tại Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh có lý do quan ngại các hành động của Washington và Manila. Bởi lẽ, hệ thống Typhon của Mỹ có thể được trang bị tên lửa hành trình và do đó “có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung Quốc” và thậm chí tầm bắn của nó có thể vươn đến Eo biển Đài Loan, Biển Đông và một số khu vực ở phía Tây Thái Bình Dương. Để ứng phó, cường quốc châu Á này đang khai thác tình trạng dễ tổn thương về địa chính trị của Philippines để buộc Manila phải nhượng bộ, qua đó tiến đến “ngăn chặn mọi kế hoạch mua sắm trong tương lai của Philippines”. Nếu thành công, Trung Quốc có thể đồng thời cho thấy khả năng áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia yếu hơn như Philippines.
Với Philippines, Typhon có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải trải qua “những đêm mất ngủ” (sleepless nights), theo như chia sẻ của một quan chức cấp cao nước này. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nhượng bộ trước Bắc Kinh thì uy tín của giới lãnh đạo Philippines sẽ bị giảm sút. Không giống nỗ lực gắn kết quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh của chính quyền Biden, nước Mỹ thời Donald Trump có khả năng sẽ sử dụng cách tiếp cận giao dịch trong quan hệ liên minh, bao gồm cả việc hỗ trợ Philippines trong vấn đề Biển Đông, chẳng hạn như yêu cầu Philippines “tăng cường trách nhiệm phòng thủ chung”. Và hơn hết, câu hỏi quan trọng nhưng còn bỏ ngỏ là: Chính quyền Trump 2.0 có sẵn lòng chuyển giao hệ thống Typhon cho đồng minh hay không?
Vẫn có những rủi ro cho Manila. Hệ thống tên lửa Typhon – một khi thật sự trở thành quân bài chiến lược của Philippines – có thể làm bùng phát thêm các tranh chấp hàng hải giữa quốc gia này và Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể là hành động của Manila có thể đặt quốc gia này vào mối quan hệ “xấu lại thêm xấu” với nước láng giềng hùng mạnh khi Trung Quốc có thể trả đũa, không chỉ với các hành động gây sức ép ở Biển Đông mà có thể kèm theo việc tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu chuối từ Philippines.
Thách thức lớn nhất đối với Philippines hiện nay là làm thế nào có thể tăng cường khả năng răn đe đối với Trung Quốc thông qua việc củng cố quan hệ liên minh với Mỹ đồng thời tránh bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kiểu mới. Kịch bản khủng hoảng này có khả năng bởi cả Manila và Bắc Kinh đều lo sợ an ninh quốc gia bị đặt vào tình thế rủi ro bởi các bước đi chiến lược của đối thủ. Khi đó, những tính toán sai lầm hay hành động có khả năng kích hoạt việc “ăn miếng trả miếng” là không thể loại trừ.
Từ khoá: Typhon Phillipines Biển Đông Trung Quốc