Văn hoá - Xã hội
17 PHÚT ĐỌC

Chính sách xã hội của tân Tổng thống Đài Loan và hàm ý cho Việt Nam

Những đề xuất về chính sách của Tổng thống Lại Thanh Đức nhằm giải quyết vấn đề già hoá dân số ở Đài Loan có thể cung cấp một số hàm ý cho Việt Nam.

Nguyễn Thục Anh 29/01/2024
Image
Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (khi còn là Phó Tổng thống) phát biểu trong cuộc họp báo ở Đài Bắc vào ngày 12/4/2023. - (C): I-Hwa Cheng/Bloomberg

Ngày 13/1/2024, ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP), ông Lại Thanh Đức (William Lai/Lai Ching-te), đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 2024 - 2028, tiếp tục giữ DPP ở vị thế lãnh đạo. Kể từ khi hòn đảo tự trị thực hiện bầu cử dân chủ vào năm 1996 dưới thời Tổng thống Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui), đây là lần đầu tiên DPP giành quyền lãnh đạo Đài Loan ở nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.

Giai đoạn cạnh tranh gay gắt để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đã qua. Thời điểm này là lúc tân Tổng thống Lại Thanh Đức chuẩn bị cho lễ nhậm chức vào ngày 20/5 và lên kế hoạch triển khai chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Đài Loan trong nhiệm kỳ mới.

Ông Lại giành được ghế Tổng thống trong bối cảnh Đài Loan đang ở vào thời kỳ già hoá dân số và đứng trước nguy cơ trở thành xã hội siêu già vào năm 2025 với 1/5 dân số trên 65 tuổi. Trong vòng bảy thập kỷ, nhóm người trên 65 tuổi ở Đài Loan đã tăng từ 2,5% (những năm 50 của thế kỷ XX) lên 17,56% (năm 2021). Song, tỷ lệ sinh ở vùng lãnh thổ này lại giảm mạnh với tỷ suất 7 ca sinh/phụ nữ (năm 1951) xuống còn 0,975 ca sinh/phụ nữ (năm 2021). Số người cao tuổi gia tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm khiến tỷ lệ dân số phụ thuộc (ngoài độ tuổi lao động) so với lực lượng lao động ngày càng cao, từ đó sẽ tạo gánh nặng cho nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội của hòn đảo.

Để ứng phó với vấn đề già hoá dân số ở Đài Loan, các chính sách của chính quyền tân tổng thống trong lĩnh vực xã hội tập trung vào hai vấn đề: khuyến khích sinh con ở người trẻ tuổi, và mở rộng hệ thống phúc lợi cho người cao tuổi.

Các kế hoạch của tân Tổng thống Lại Thanh Đức

Nhằm đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ sinh, chính quyền DPP dự kiến sẽ không chỉ dừng lại ở biện pháp kêu gọi người dân, mà tập trung triển khai các chính sách xoay quanh vấn đề chăm sóc trẻ, nhà ở, tiền lương nhằm giảm áp lực về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái ở người trẻ, tạo điều kiện để họ cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình.

Về vấn đề chăm sóc trẻ, các biện pháp để khởi động chính sách đã được thông qua trong nhiệm kỳ của bà Thái Anh Văn (có hiệu lực từ năm nay). Cụ thể, Đài Loan dưới thời chính quyền Lại Thanh Đức sẽ tăng mức trợ cấp hàng tháng cho các gia đình gửi con đầu lòng từ 2 tuổi trở xuống đến trung tâm chăm sóc trẻ em công cộng (từ 5.500 Đài tệ lên 7.000 Đài tệ) và đến trung tâm chăm sóc bán công cộng (từ 8.500 Đài tệ lên 13.000 Đài tệ) (ghi chú của biên tập viên VSF: chính sách này chỉ dành cho người Đài Loan, không dành cho người nước ngoài sinh sống tại Đài Loan). Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc sau giờ học và cung cấp các lớp học hè, nghỉ đông cho học sinh tại các trường mẫu giáo công lập cũng sẽ được mở rộng để hỗ trợ vấn đề chăm sóc trẻ cho các bậc cha mẹ đi làm (working parents). Ngoài ra, chính quyền mới cam kết sẽ đầu tư hơn cho chất lượng dịch vụ, nhân sự và tiền lương tại các trung tâm giữ trẻ công lập.

Đối với các gia đình trẻ, vấn đề nhà ở cũng là một trong những “bài toán nan giải”. Để giải quyết vấn đề này, Tổng thống Lại Thanh Đức dự kiến sẽ vận động Quốc hội mở rộng các ưu đãi trong chính sách nhà ở như: xây dựng thêm 130.000 đơn vị nhà ở xã hội mới trong 8 năm tới; giảm thuế đối với chủ sở hữu của một ngôi nhà và sử dụng các ưu đãi thuế để hạn chế tích trữ nhà và giải phóng các tài sản bỏ trống, theo quy định trong luật mới sửa đổi sẽ có hiệu lực vào tháng 7 năm nay; mở rộng các chương trình cho thuê lại và trợ cấp cho thuê. Chính sách tăng giới hạn các khoản vay mua nhà ưu đãi cho thanh niên từ 8 triệu Đài tệ lên 10 triệu Đài tệ và tăng số tiền lãi được trợ cấp từ 0,125% lên 0,375% (đã ban hành trong nhiệm kỳ của bà Thái) cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực dưới thời ông Lại.

Về vấn đề tiền lương, tân Tổng thống Đài Loan hướng đến tăng mức lương tối thiểu cho người lao động, nhưng bắt đầu trên diện hẹp ở các công ty mới niêm yết. Cụ thể, tại Diễn đàn Thanh niên ở Đài Bắc vào ngày 15/11 năm ngoái, ông Lại đã kêu gọi ban hành quy định cho các công ty sắp niêm yết trên sàn chứng khoán ở Đài Loan trong tương lai cần phải đặt mức lương tối thiểu cho nhân viên ở mức không dưới 30.000 Đài tệ, cao hơn so với mức lương tối thiểu hàng tháng ở Đài Loan hiện là 27.470 Đài tệ.

Bên cạnh mở rộng chính sách hỗ trợ cho các gia đình trẻ và người lao động, các chính sách phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi cũng được chính quyền mới ở Đài Loan chú trọng như: tăng số lượng trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng từ 38 (hiện tại) lên 100 vào năm 2028; cung cấp các khoản trợ cấp cho các tòa nhà chung cư cũ để trang bị thêm thang máy hoặc thang cuốn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của người già; tăng tỷ lệ sử dụng internet ở những người trên 65 tuổi (từ 50,6% hiện tại lên 65% trong nhiệm kỳ đầu tiên)… Những chính sách này có thể đảm bảo cho thành phần dân số cao tuổi ở Đài Loan vẫn được hoà nhập tốt trong xã hội phát triển, giảm mức độ lệ thuộc về chăm sóc thể chất lẫn tinh thần của họ vào con cái.

Xuất thân là bác sĩ, ông Lại cũng quan tâm và dự định thực hiện một số cải cách trong ngành y tế theo hướng phù hợp với xã hội đang già hoá, trong đó có việc cải cách hệ thống bảo hiểm y tế của Đài Loan, nhằm đảm bảo người cao tuổi ở Đài Loan nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ y tế thích hợp trong những thập kỷ tới.

Mặc dù chỉ mới là các đề xuất trong chương trình vận động tranh cử, những ý tưởng chính sách của tân tổng thống Đài Loan cũng có thể là gợi ý tốt cho các quốc gia đang đối diện với tình trạng già hoá dân số như Việt Nam.

Tương lai “già hoá” của Việt Nam và một số đề xuất

Mặc dù vẫn còn được công nhận đang trong thời kỳ dân số “vàng” vì người trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) vẫn chiếm hơn một nửa dân số (khoảng 70%), Việt Nam sắp sửa đối diện với vấn đề già hoá dân số như tình trạng của Đài Loan hiện nay. Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng Cục thống kê cung cấp số liệu dự báo rằng đến năm 2035 - tức là chỉ khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ dân số trong độ tuổi phụ thuộc (người già và trẻ em) sẽ chiếm hơn một nửa (50,29%) tổng dân số Việt Nam, và tăng dần vào các năm sau đó do sự gia tăng của nhóm người trên 60 tuổi.

Cùng với đó, xu hướng kết hôn muộn và hạn chế sinh con cũng đang phát triển trong xã hội Việt Nam. Tỷ lệ người độc thân ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% năm 2019. Theo TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng Cục trưởng phụ trách Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 21 địa phương có mức sinh thấp (dưới 2 con/phụ nữ); trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng tỷ suất sinh thấp nhất cả nước với 1,48 con/phụ nữ.

Vì vậy, Việt Nam cũng cần sớm chuẩn bị chính sách thích ứng với xã hội già hoá trong dài hạn. Thách thức “căn bản” (và rất đáng lo ngại) của Việt Nam đối với vấn đề này là chính phủ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc ban hành và thực thi chính sách ứng phó. Do đó, việc quan sát kinh nghiệm từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang trải qua tình trạng già hoá dân số là điều cần thiết. Các chính sách mà Đài Loan đang và sắp triển khai (như đã nêu ở phần trên) có thể là ví dụ tốt để Việt Nam tham khảo và áp dụng linh hoạt.

Trước mắt, trong bối cảnh tỷ lệ người cao tuổi vẫn chưa chiếm đa số trong xã hội Việt Nam, các chính sách phúc lợi cho người già vẫn chưa phải là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề khuyến sinh cần được triển khai hiệu quả hơn ngay từ thời điểm này, bởi từ giờ đến thời kỳ dân số già ở Việt Nam chỉ còn khoảng 10 năm nữa.

Vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Quyết định số 588, phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, qua đó yêu cầu lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên sinh đủ hai con, đồng thời có tính đến các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đã hơn ba năm trôi qua, chưa có quy định cụ thể nào liên quan đến biện pháp khuyến khích, hỗ trợ được ban hành (!) Trên thực tế, các biện pháp được Chính phủ triển khai để “giải quyết” vấn đề mức sinh thấp – dù mang ý nghĩa tiến bộ và cần thiết trong bối cảnh tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang chậm lại – chủ yếu chỉ mới dừng lại ở tuyên truyền, vận động trên mạng xã hội với nội dung khuyến khích nam, nữ thanh niên không kết hôn và sinh con muộn. Ngoài hiệu ứng truyền thông, hiệu quả của biện pháp “vận động suông” này vẫn còn chưa rõ ràng.

Có một câu nói phổ biến trong tiếng Anh là “Actions speak louder than words”, tức “Hành động có ý nghĩa quan trọng hơn lời nói”. Tính nhân văn của một xã hội khó có thể được xây dựng chỉ thông qua các biện pháp tuyên truyền, vốn dễ dàng trở thành “sáo rỗng” – mang tính phô trương và hình thức hơn là chú trọng vào giải pháp. Thay vào đó, sự tiến bộ của xã hội và tính nhân văn của nó được phản ánh phần lớn qua các chính sách có ý nghĩa thực tiễn để giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi thiết yếu của người dân.

Thay vì chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, Việt Nam cần có thêm các biện pháp hỗ trợ thực chất để người trẻ giảm bớt áp lực về việc phải cân bằng giữa công việc và xây dựng gia đình. Trong đó, một số giải pháp cần được Việt Nam cân nhắc như: xây dựng các khoản phúc lợi mới tập trung vào gia đình trẻ; tăng thời gian nghỉ thai sản có trả lương cho cả phụ nữ (người mẹ) và nam giới (người bố); mở rộng các khoản trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ và hỗ trợ mua/thuê nhà giá rẻ cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp,... Khi sinh con trở thành nghĩa vụ xã hội (giảm áp lực già hoá dân số), các quyền lợi để bù đắp cho nghĩa vụ đó, như một lẽ tất yếu, cần được quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, không phải chính sách nào được triển khai cũng phù hợp với thực tiễn ngay từ lần đầu tiên, mà có thể phải trải qua nhiều lần được thử thách và kiểm nghiệm để có thể được chấp nhận là có hiệu quả và được triển khai rộng rãi. Trước khi áp lực già hoá dân số ở Việt Nam gần kề như Đài Loan hiện nay, các chính sách có tính nhân văn, thực chất để thích ứng với tương lai ấy cần được quan tâm triển khai trong thời gian sớm nhất. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia Việt Nam với đội ngũ làm chính sách ở Đài Loan có thể là một gợi ý cho các sáng kiến cụ thể.

Ngày 13/1/2024, ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP), ông Lại Thanh Đức (William Lai/Lai Ching-te), đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 2024 - 2028, tiếp tục giữ DPP ở vị thế lãnh đạo. Kể từ khi hòn đảo tự trị thực hiện bầu cử dân chủ vào năm 1996 dưới thời Tổng thống Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui), đây là lần đầu tiên DPP giành quyền lãnh đạo Đài Loan ở nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.

Giai đoạn cạnh tranh gay gắt để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đã qua. Thời điểm này là lúc tân Tổng thống Lại Thanh Đức chuẩn bị cho lễ nhậm chức vào ngày 20/5 và lên kế hoạch triển khai chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Đài Loan trong nhiệm kỳ mới.

Ông Lại giành được ghế Tổng thống trong bối cảnh Đài Loan đang ở vào thời kỳ già hoá dân số và đứng trước nguy cơ trở thành xã hội siêu già vào năm 2025 với 1/5 dân số trên 65 tuổi. Trong vòng bảy thập kỷ, nhóm người trên 65 tuổi ở Đài Loan đã tăng từ 2,5% (những năm 50 của thế kỷ XX) lên 17,56% (năm 2021). Song, tỷ lệ sinh ở vùng lãnh thổ này lại giảm mạnh với tỷ suất 7 ca sinh/phụ nữ (năm 1951) xuống còn 0,975 ca sinh/phụ nữ (năm 2021). Số người cao tuổi gia tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm khiến tỷ lệ dân số phụ thuộc (ngoài độ tuổi lao động) so với lực lượng lao động ngày càng cao, từ đó sẽ tạo gánh nặng cho nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội của hòn đảo.

Để ứng phó với vấn đề già hoá dân số ở Đài Loan, các chính sách của chính quyền tân tổng thống trong lĩnh vực xã hội tập trung vào hai vấn đề: khuyến khích sinh con ở người trẻ tuổi, và mở rộng hệ thống phúc lợi cho người cao tuổi.

Các kế hoạch của tân Tổng thống Lại Thanh Đức

Nhằm đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ sinh, chính quyền DPP dự kiến sẽ không chỉ dừng lại ở biện pháp kêu gọi người dân, mà tập trung triển khai các chính sách xoay quanh vấn đề chăm sóc trẻ, nhà ở, tiền lương nhằm giảm áp lực về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái ở người trẻ, tạo điều kiện để họ cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình.

Về vấn đề chăm sóc trẻ, các biện pháp để khởi động chính sách đã được thông qua trong nhiệm kỳ của bà Thái Anh Văn (có hiệu lực từ năm nay). Cụ thể, Đài Loan dưới thời chính quyền Lại Thanh Đức sẽ tăng mức trợ cấp hàng tháng cho các gia đình gửi con đầu lòng từ 2 tuổi trở xuống đến trung tâm chăm sóc trẻ em công cộng (từ 5.500 Đài tệ lên 7.000 Đài tệ) và đến trung tâm chăm sóc bán công cộng (từ 8.500 Đài tệ lên 13.000 Đài tệ) (ghi chú của biên tập viên VSF: chính sách này chỉ dành cho người Đài Loan, không dành cho người nước ngoài sinh sống tại Đài Loan). Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc sau giờ học và cung cấp các lớp học hè, nghỉ đông cho học sinh tại các trường mẫu giáo công lập cũng sẽ được mở rộng để hỗ trợ vấn đề chăm sóc trẻ cho các bậc cha mẹ đi làm (working parents). Ngoài ra, chính quyền mới cam kết sẽ đầu tư hơn cho chất lượng dịch vụ, nhân sự và tiền lương tại các trung tâm giữ trẻ công lập.

Đối với các gia đình trẻ, vấn đề nhà ở cũng là một trong những “bài toán nan giải”. Để giải quyết vấn đề này, Tổng thống Lại Thanh Đức dự kiến sẽ vận động Quốc hội mở rộng các ưu đãi trong chính sách nhà ở như: xây dựng thêm 130.000 đơn vị nhà ở xã hội mới trong 8 năm tới; giảm thuế đối với chủ sở hữu của một ngôi nhà và sử dụng các ưu đãi thuế để hạn chế tích trữ nhà và giải phóng các tài sản bỏ trống, theo quy định trong luật mới sửa đổi sẽ có hiệu lực vào tháng 7 năm nay; mở rộng các chương trình cho thuê lại và trợ cấp cho thuê. Chính sách tăng giới hạn các khoản vay mua nhà ưu đãi cho thanh niên từ 8 triệu Đài tệ lên 10 triệu Đài tệ và tăng số tiền lãi được trợ cấp từ 0,125% lên 0,375% (đã ban hành trong nhiệm kỳ của bà Thái) cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực dưới thời ông Lại.

Về vấn đề tiền lương, tân Tổng thống Đài Loan hướng đến tăng mức lương tối thiểu cho người lao động, nhưng bắt đầu trên diện hẹp ở các công ty mới niêm yết. Cụ thể, tại Diễn đàn Thanh niên ở Đài Bắc vào ngày 15/11 năm ngoái, ông Lại đã kêu gọi ban hành quy định cho các công ty sắp niêm yết trên sàn chứng khoán ở Đài Loan trong tương lai cần phải đặt mức lương tối thiểu cho nhân viên ở mức không dưới 30.000 Đài tệ, cao hơn so với mức lương tối thiểu hàng tháng ở Đài Loan hiện là 27.470 Đài tệ.

Bên cạnh mở rộng chính sách hỗ trợ cho các gia đình trẻ và người lao động, các chính sách phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi cũng được chính quyền mới ở Đài Loan chú trọng như: tăng số lượng trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng từ 38 (hiện tại) lên 100 vào năm 2028; cung cấp các khoản trợ cấp cho các tòa nhà chung cư cũ để trang bị thêm thang máy hoặc thang cuốn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của người già; tăng tỷ lệ sử dụng internet ở những người trên 65 tuổi (từ 50,6% hiện tại lên 65% trong nhiệm kỳ đầu tiên)… Những chính sách này có thể đảm bảo cho thành phần dân số cao tuổi ở Đài Loan vẫn được hoà nhập tốt trong xã hội phát triển, giảm mức độ lệ thuộc về chăm sóc thể chất lẫn tinh thần của họ vào con cái.

Xuất thân là bác sĩ, ông Lại cũng quan tâm và dự định thực hiện một số cải cách trong ngành y tế theo hướng phù hợp với xã hội đang già hoá, trong đó có việc cải cách hệ thống bảo hiểm y tế của Đài Loan, nhằm đảm bảo người cao tuổi ở Đài Loan nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ y tế thích hợp trong những thập kỷ tới.

Mặc dù chỉ mới là các đề xuất trong chương trình vận động tranh cử, những ý tưởng chính sách của tân tổng thống Đài Loan cũng có thể là gợi ý tốt cho các quốc gia đang đối diện với tình trạng già hoá dân số như Việt Nam.

Tương lai “già hoá” của Việt Nam và một số đề xuất

Mặc dù vẫn còn được công nhận đang trong thời kỳ dân số “vàng” vì người trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) vẫn chiếm hơn một nửa dân số (khoảng 70%), Việt Nam sắp sửa đối diện với vấn đề già hoá dân số như tình trạng của Đài Loan hiện nay. Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng Cục thống kê cung cấp số liệu dự báo rằng đến năm 2035 - tức là chỉ khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ dân số trong độ tuổi phụ thuộc (người già và trẻ em) sẽ chiếm hơn một nửa (50,29%) tổng dân số Việt Nam, và tăng dần vào các năm sau đó do sự gia tăng của nhóm người trên 60 tuổi.

Cùng với đó, xu hướng kết hôn muộn và hạn chế sinh con cũng đang phát triển trong xã hội Việt Nam. Tỷ lệ người độc thân ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% năm 2019. Theo TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng Cục trưởng phụ trách Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 21 địa phương có mức sinh thấp (dưới 2 con/phụ nữ); trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng tỷ suất sinh thấp nhất cả nước với 1,48 con/phụ nữ.

Vì vậy, Việt Nam cũng cần sớm chuẩn bị chính sách thích ứng với xã hội già hoá trong dài hạn. Thách thức “căn bản” (và rất đáng lo ngại) của Việt Nam đối với vấn đề này là chính phủ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc ban hành và thực thi chính sách ứng phó. Do đó, việc quan sát kinh nghiệm từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang trải qua tình trạng già hoá dân số là điều cần thiết. Các chính sách mà Đài Loan đang và sắp triển khai (như đã nêu ở phần trên) có thể là ví dụ tốt để Việt Nam tham khảo và áp dụng linh hoạt.

Trước mắt, trong bối cảnh tỷ lệ người cao tuổi vẫn chưa chiếm đa số trong xã hội Việt Nam, các chính sách phúc lợi cho người già vẫn chưa phải là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề khuyến sinh cần được triển khai hiệu quả hơn ngay từ thời điểm này, bởi từ giờ đến thời kỳ dân số già ở Việt Nam chỉ còn khoảng 10 năm nữa.

Vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Quyết định số 588, phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, qua đó yêu cầu lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên sinh đủ hai con, đồng thời có tính đến các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đã hơn ba năm trôi qua, chưa có quy định cụ thể nào liên quan đến biện pháp khuyến khích, hỗ trợ được ban hành (!) Trên thực tế, các biện pháp được Chính phủ triển khai để “giải quyết” vấn đề mức sinh thấp – dù mang ý nghĩa tiến bộ và cần thiết trong bối cảnh tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang chậm lại – chủ yếu chỉ mới dừng lại ở tuyên truyền, vận động trên mạng xã hội với nội dung khuyến khích nam, nữ thanh niên không kết hôn và sinh con muộn. Ngoài hiệu ứng truyền thông, hiệu quả của biện pháp “vận động suông” này vẫn còn chưa rõ ràng.

Có một câu nói phổ biến trong tiếng Anh là “Actions speak louder than words”, tức “Hành động có ý nghĩa quan trọng hơn lời nói”. Tính nhân văn của một xã hội khó có thể được xây dựng chỉ thông qua các biện pháp tuyên truyền, vốn dễ dàng trở thành “sáo rỗng” – mang tính phô trương và hình thức hơn là chú trọng vào giải pháp. Thay vào đó, sự tiến bộ của xã hội và tính nhân văn của nó được phản ánh phần lớn qua các chính sách có ý nghĩa thực tiễn để giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi thiết yếu của người dân.

Thay vì chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, Việt Nam cần có thêm các biện pháp hỗ trợ thực chất để người trẻ giảm bớt áp lực về việc phải cân bằng giữa công việc và xây dựng gia đình. Trong đó, một số giải pháp cần được Việt Nam cân nhắc như: xây dựng các khoản phúc lợi mới tập trung vào gia đình trẻ; tăng thời gian nghỉ thai sản có trả lương cho cả phụ nữ (người mẹ) và nam giới (người bố); mở rộng các khoản trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ và hỗ trợ mua/thuê nhà giá rẻ cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp,... Khi sinh con trở thành nghĩa vụ xã hội (giảm áp lực già hoá dân số), các quyền lợi để bù đắp cho nghĩa vụ đó, như một lẽ tất yếu, cần được quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, không phải chính sách nào được triển khai cũng phù hợp với thực tiễn ngay từ lần đầu tiên, mà có thể phải trải qua nhiều lần được thử thách và kiểm nghiệm để có thể được chấp nhận là có hiệu quả và được triển khai rộng rãi. Trước khi áp lực già hoá dân số ở Việt Nam gần kề như Đài Loan hiện nay, các chính sách có tính nhân văn, thực chất để thích ứng với tương lai ấy cần được quan tâm triển khai trong thời gian sớm nhất. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia Việt Nam với đội ngũ làm chính sách ở Đài Loan có thể là một gợi ý cho các sáng kiến cụ thể.

Từ khoá: Đài Loan Việt Nam già hoá dân số an sinh xã hội

BÀI LIÊN QUAN