Báo động về nhân khẩu học và thất nghiệp ở người trẻ Trung Quốc
Tình hình dân số giảm và thất nghiệp gia tăng ở thanh niên ngày càng tạo sức ép lên chính phủ và làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.


Bức tranh nhân khẩu học “ảm đạm”
Dân số Trung Quốc đang suy giảm trầm trọng bởi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục và làn sóng tử vong quá lớn do đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với khoảng 122 nghìn ca tử vong do COVID-19 (tính đến đầu tháng 4 năm nay). Tuy nhiên, việc có quá nhiều lò hỏa táng và áp lực buộc các bác sĩ không được phân loại các ca tử vong liên quan đến đại dịch đã làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch đối với các dữ liệu mà Trung Quốc công bố. Thậm chí, chính WHO đã chỉ trích Trung Quốc về việc không chia sẻ thông tin đầy đủ về đại dịch, bao gồm số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại quốc gia này. Báo cáo Minh bạch Trung Quốc năm 2024 (2024 China Transparency Report) của The Heritage Foundation cũng chỉ ra rằng các số liệu chính thức mà Trung Quốc đưa ra là quá ít ỏi so với con số trên thực tế, và vì thế mà kém trung thực.
Nghiêm trọng hơn, tình hình suy giảm về dân số sẽ gây những tác động lâu dài và sâu sắc đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (National Bureau of Statistics of China) cho biết tổng dân số ở quốc gia này đã giảm 2,08 triệu, tương đương với con số 0,15%, xuống còn 1,409 tỷ vào năm ngoái. Mức giảm dân số của năm 2023 thậm chí còn cao hơn nhiều so với con số 850.000 người vào năm 2022. Những “con số biết nói” này rất đáng quan ngại, và có thể gợi lên những liên tưởng về nạn đói khủng khiếp vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước dưới thời Mao Trạch Đông, khi có tới khoảng 45 triệu người ở quốc gia này đã chết đói; đáng nói là, trong 60 năm qua, đây vẫn là chủ đề được xem là cấm kỵ ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh cũng đang giảm, mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại. Vào năm ngoái, dân số nước này đã giảm hơn 2 triệu và chỉ có khoảng 9 triệu trẻ em chào đời với tỷ lệ sinh là 6,39 phần nghìn, và đây là mức thấp nhất kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Liên Hợp Quốc cũng dự đoán dân số quốc gia này có thể giảm xuống dưới 1 tỷ người trước khi bước vào cuối thế kỷ này khi tỷ lệ sinh giảm xuống còn 1,2 ca sinh trên một phụ nữ vào năm 2022 và qua đó khiến Trung Quốc rơi vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
Không dừng lại ở đó, dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 59 tuổi) giảm hơn 10 triệu, tương đương hơn 60% dân số, làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế của chính phủ chỉ thông qua tiêu dùng nội địa. Việc dân số giảm có thể dẫn đến thị trường trong nước bị thu hẹp khi khách hàng không sẵn sàng chi tiêu cho hàng hoá và các sản phẩm hằng ngày. Nói cách khác, sự sụt giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tác động trực tiếp đến quy mô thị trường. Điều này, theo đó, sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, việc dân số trong độ tuổi này ngày càng giảm khiến số người chăm lo cho bộ phận dân số lớn tuổi hơn cũng giảm đi, tạo thêm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ và hưu bổng.
Bức tranh ảm đạm không dừng lại ở đó. Hiện có hơn 1/5 dân số ở quốc gia này ở vào độ tuổi từ 60 trở lên. Thống kê cho thấy, nếu 297 triệu người già Trung Quốc này có thể tập hợp thành một quốc gia của riêng họ thì đây sẽ là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới. Thậm chí có quan ngại rằng số người từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt qua dân số trong độ tuổi lao động truyền thống vào năm 2077. Một xã hội già hoá nhanh chóng cũng kéo theo việc giảm chi tiêu, vì người già, với mức thu nhập thấp hơn do với dân số trong độ tuổi lao động, ít có xu hướng tiêu tiền hơn người trẻ. Lý do là những người này có xu hướng tiết kiệm và lo lắng hơn cho chính mình và thế hệ con cháu của mình. Và điều này được gọi là “hiệu ứng cấu trúc tuổi” (age structure effect).
Các nhà phân tích cho rằng dân số trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp cùng với sự thay đổi cơ cấu trong động lực cung cấp lao động đang đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ (tự động hóa, robot, số hóa, và trí tuệ nhân tạo) để đáp ứng nhu cầu lao động và tăng năng suất trong khi giúp các công ty tiết kiệm chi phí lao động. Nhìn chung, điều này mang lại ý nghĩa tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cùng sự cạnh tranh quá cao trong các ngành nghề ưu tiên công nghệ dường như không mang lại triển vọng sáng sủa.
Người trẻ và bài toán “đi đâu, làm gì”
Cùng với bức tranh dân số khá u ám, tình trạng thanh niên Trung Quốc thất nghiệp ngày càng nhiều cũng đáng báo động. Hiện nay, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc quan tâm đến các ngành ô tô điện và công nghiệp bán dẫn, vốn phụ thuộc vào lao động sản xuất tiên tiến và trình độ kỹ thuật cao. Thực tế, các ngành nghề liên quan đến công nghiệp đang được chính phủ nước này đầu tư nhiều nguồn lực và xem là ngành chủ đạo. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “người dân Trung Quốc có quyền phát triển hợp pháp và không thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc”. Dưới những lời cổ vũ của chính phủ, sinh viên Trung Quốc dường như tin rằng các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ sẽ là lựa chọn sáng suốt và mang lại triển vọng cho tương lai nghề nghiệp của họ.
Tuy nhiên, tình hình là các công ty công nghệ này cũng có tỷ lệ sa thải và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao trong những năm gần đây. Cũng quan trọng không kém, phần lớn việc làm trên thị trường lao động hiện nay là những công việc liên quan đến tay nghề thấp hoặc trung bình, và do đó, ít hấp dẫn đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, nhất là khi nhiều người trong số họ hiện đã có bằng cấp cao và tham vọng đạt được mức lương và vị trí quan trọng trong tương lai.
Báo cáo triển vọng Trung Quốc 2024 (China outlook 2024) của Economist Intelligence Unit chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 vẫn không làm giảm bớt những tác động lên thị trường lao động ở đối tượng là thanh niên khi sự gia tăng số lượng sinh viên mới tốt nghiệp vẫn chưa thể đáp ứng được sự gia tăng tương xứng về cơ hội việc làm mới và “những người mới được tuyển dụng vẫn có mức lương chi trả thấp hơn trong bối cảnh nguồn cung lao động dư thừa”. Tóm lại, “cung nhiều hơn cầu” là tình hình chủ yếu mà thanh niên Trung Quốc đang đối mặt.
Vậy thì, những con số có thể nói lên điều gì? Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày 20/3 công bố tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ 16 đến 24 tuổi tại khu vực thành thị trên cả nước trong tháng 2 (không bao gồm học sinh, sinh viên) là 15,3%. Số liệu này được đưa ra sau khi Trung Quốc đã có những thay đổi trong phương pháp thống kê. Dù việc này đã giúp giảm con số thất nghiệp, nhưng nhiều nhà nhân khẩu học và chính những thanh niên tại quốc gia này tin rằng số người trẻ thất nghiệp vẫn không có chuyển biến tích cực.
Si Ling, một nhà kinh tế học độc lập người Trung Quốc, nhận định: “Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi từng dễ kiếm việc làm nhất”, đó là “những người dưới 20 tuổi” và chỉ ra những khó khăn trong việc thu hút giới trẻ Trung Quốc như việc thiếu động lực tăng trưởng nghiêm trọng và hiệu quả kinh tế vĩ mô không đạt yêu cầu.
Đối với chính phủ Trung Quốc, số lượng thanh niên thất nghiệp ngày càng tăng dường như là nguồn dữ liệu bất lợi cho các chính sách và hoạt động tuyên truyền của chính phủ, và thậm chí còn mâu thuẫn với khẳng định của chính phủ rằng nền kinh tế trong nước đang phục hồi sau khi các hạn chế chống dịch được dỡ bỏ. Các nhà thống kê của Cục Thống kê Quốc gia nước này đã loại trừ những sinh viên đang tìm việc làm và việc này có thể đã tạo ra sự khác biệt to lớn. Vào tháng 4 năm ngoái, một quan chức tiết lộ rằng gần 39% thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc loại đối tượng này khỏi lực lượng lao động và danh sách thất nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên.
Thời đại của hoang mang và tuyệt vọng
Nhiều người trẻ tuyệt vọng về tương lai đã đăng các bài viết lên mạng WeChat của nước này và kêu gọi những hành động cụ thể như không kết hôn, không sinh con, không mua nhà và không tham gia cổ phiếu. Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi cho rằng sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chi phí sinh hoạt cao và sự tồn tại dai dẳng của vai trò giới tính truyền thống là những lý do khiến họ ngại lập gia đình.
Những lý do này cho thấy rằng chính sách của chính phủ trong việc khuyến khích sinh sản (các cặp vợ chồng ở Trung Quốc hiện được phép có tối đa ba con và bãi bỏ các biện pháp hạn chế - trong đó bao gồm phạt tiền đối với các cặp vợ chồng có nhiều con hơn mức cho phép) dường như không được chào đón nhiệt tình. Trong khi nhiều chính quyền ở các tỉnh và thành phố đã đưa ra các sáng kiến nhằm khuyến khích người dân sinh thêm con (như cha và mẹ có thêm ngày nghỉ phép và kèm theo hỗ trợ tài chính, thậm chí trong một số trường hợp, phụ nữ được phép có con mà không cần phải kết hôn) thì các biện pháp khuyến khích hiện nay vẫn chưa đủ hấp dẫn khi gánh nặng kinh tế, tiền lương cho “công nhân cổ cồn trắng” (white-collar worker) giảm, trong khi áp lực công việc vẫn đè nặng lên người dân Trung Quốc, bao gồm cả người trẻ khi mỗi năm họ đều phải vật lộn để tìm việc làm phù hợp với kỹ năng của mình.
Trong thời đại tăng trưởng, các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đã có thể tạo đủ cơ hội việc làm cho người trẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát đối với các ngành công nghiệp trước đó rất sôi động như giáo dục trực tuyến, công nghệ cao và bất động sản, bên cạnh việc ban hành các quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình suy thoái kinh tế nói chung khiến người trẻ khó có cơ hội tham gia vào thị trường lao động ngày càng khó khăn, trong khi người già thì lại không muốn nghỉ hưu vì áp lực kinh tế.
Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc có thể giảm bớt từ năm 2025, và do đó, có khả năng làm giảm áp lực từ tình trạng dân số già hoá và tỷ lệ sinh giảm. Tuy nhiên, các gánh nặng trong hiện tại vẫn có tác động to lớn. Cụ thể, khi thu nhập của người dân giảm hoặc không tăng đang kể, sức mua của nền kinh tế sẽ yếu đi và người trẻ cũng sẽ càng không mặn mà kết hôn, hoặc điều tích cực hơn là họ sẽ kết hôn muộn và cân nhắc việc không sinh con. Những vấn đề này cũng sẽ gây ra những tác động tài chính đối với đất nước có đến 1,4 tỷ dân khi nhu cầu phúc lợi gia tăng và chính phủ sẽ phải tái cấu trúc các ngành nghề và dịch vụ liên quan đến y tế và nhà ở, đó là chưa kể phải cân nhắc điều chỉnh các chính sách khuyến khích sinh sản.
Dân số Trung Quốc suy giảm và việc người trẻ chật vật tìm việc có khả năng tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này, cả trong hiện tại và trong thời gian tới. Dân số già và lực lượng lao động giảm có thể dẫn đến chi phí an sinh xã hội tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu lao động lành nghề, mất vốn nhân lực và tăng chi phí lao động.
Vào tháng 4/2023, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, và việc này có thể thúc đẩy việc chuyển một số chuỗi cung ứng có trụ sở tại Trung Quốc sang các thị trường khác (như Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng), đặc biệt là khi căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giảm dần do số người trong độ tuổi lao động và người tiêu dùng đang ngày càng ít đi, trong khi chi phí chăm sóc người già và phúc lợi hưu trí ngày càng tăng đang gây áp lực cho chính quyền địa phương.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 đạt mức 5,2% và chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” cho năm 2024. Thế nhưng, triển vọng tăng trưởng ngắn hạn vẫn chịu thách thức bởi hàng loạt vấn đề, như việc đầu tư vào thị trường bất động sản đang suy giảm, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm sút (đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu khi họ ngại chi tiêu cho các mặt hàng gia dụng), cũng như nợ của chính quyền địa phương ngày càng gia tăng. Nhìn chung, đầu tư tư nhân đang giảm trong khi người dân Trung Quốc có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trước các rủi ro kinh tế.
Các nhà kinh tế trên thế giới, khi được hỏi về những thách thức kinh tế quan trọng mà Trung Quốc sẽ phải quan tâm, cho rằng “thị trường nhà ở trì trệ”, “niềm tin người tiêu dùng yếu” là hai rủi ro hàng đầu. Một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng sự kết hợp giữa tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, tình trạng già hóa nhanh chóng và hệ thống an sinh xã hội kém phát triển đang gây ra “áp lực” và khiến người tiêu dùng không mặn mà mua sắm.
Dù chính phủ Trung Quốc có trấn an người dân nhưng chỉ riêng các chính sách nửa vời đã không thể khiến tình trạng suy giảm nhân khẩu học khá lên. Giới quan sát cũng nhìn nhận là chính phủ Trung Quốc không muốn kích thích nền kinh tế quá nhiều, mặc dù trên thực tế có đưa ra một số giải pháp nhằm kích thích tiêu dùng trong năm nay. Với một quốc gia từ lâu đã dựa vào lực lượng lao động khổng lồ như một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế như Trung Quốc, các thách thức đối với nguồn lực lao động như đã nêu ở trên có ý nghĩa sống còn đối với sức khoẻ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết những thách thức này như thế nào và liệu các gói chính sách hỗ trợ có thể giảm thiểu chúng để đảm bảo đất nước vẫn duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hay không. Triển vọng có lẽ không tích cực khi các số liệu dân số và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đều là những chủ đề rất nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và các quan chức nước này vẫn tập trung các diễn ngôn vào ca ngợi sức khoẻ của nền kinh tế nhằm nâng cao niềm tin của người dân vào tương lai thịnh vượng của đất nước.

Bức tranh nhân khẩu học “ảm đạm”
Dân số Trung Quốc đang suy giảm trầm trọng bởi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục và làn sóng tử vong quá lớn do đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với khoảng 122 nghìn ca tử vong do COVID-19 (tính đến đầu tháng 4 năm nay). Tuy nhiên, việc có quá nhiều lò hỏa táng và áp lực buộc các bác sĩ không được phân loại các ca tử vong liên quan đến đại dịch đã làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch đối với các dữ liệu mà Trung Quốc công bố. Thậm chí, chính WHO đã chỉ trích Trung Quốc về việc không chia sẻ thông tin đầy đủ về đại dịch, bao gồm số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại quốc gia này. Báo cáo Minh bạch Trung Quốc năm 2024 (2024 China Transparency Report) của The Heritage Foundation cũng chỉ ra rằng các số liệu chính thức mà Trung Quốc đưa ra là quá ít ỏi so với con số trên thực tế, và vì thế mà kém trung thực.
Nghiêm trọng hơn, tình hình suy giảm về dân số sẽ gây những tác động lâu dài và sâu sắc đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (National Bureau of Statistics of China) cho biết tổng dân số ở quốc gia này đã giảm 2,08 triệu, tương đương với con số 0,15%, xuống còn 1,409 tỷ vào năm ngoái. Mức giảm dân số của năm 2023 thậm chí còn cao hơn nhiều so với con số 850.000 người vào năm 2022. Những “con số biết nói” này rất đáng quan ngại, và có thể gợi lên những liên tưởng về nạn đói khủng khiếp vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước dưới thời Mao Trạch Đông, khi có tới khoảng 45 triệu người ở quốc gia này đã chết đói; đáng nói là, trong 60 năm qua, đây vẫn là chủ đề được xem là cấm kỵ ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh cũng đang giảm, mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại. Vào năm ngoái, dân số nước này đã giảm hơn 2 triệu và chỉ có khoảng 9 triệu trẻ em chào đời với tỷ lệ sinh là 6,39 phần nghìn, và đây là mức thấp nhất kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Liên Hợp Quốc cũng dự đoán dân số quốc gia này có thể giảm xuống dưới 1 tỷ người trước khi bước vào cuối thế kỷ này khi tỷ lệ sinh giảm xuống còn 1,2 ca sinh trên một phụ nữ vào năm 2022 và qua đó khiến Trung Quốc rơi vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
Không dừng lại ở đó, dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 59 tuổi) giảm hơn 10 triệu, tương đương hơn 60% dân số, làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế của chính phủ chỉ thông qua tiêu dùng nội địa. Việc dân số giảm có thể dẫn đến thị trường trong nước bị thu hẹp khi khách hàng không sẵn sàng chi tiêu cho hàng hoá và các sản phẩm hằng ngày. Nói cách khác, sự sụt giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tác động trực tiếp đến quy mô thị trường. Điều này, theo đó, sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, việc dân số trong độ tuổi này ngày càng giảm khiến số người chăm lo cho bộ phận dân số lớn tuổi hơn cũng giảm đi, tạo thêm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ và hưu bổng.
Bức tranh ảm đạm không dừng lại ở đó. Hiện có hơn 1/5 dân số ở quốc gia này ở vào độ tuổi từ 60 trở lên. Thống kê cho thấy, nếu 297 triệu người già Trung Quốc này có thể tập hợp thành một quốc gia của riêng họ thì đây sẽ là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới. Thậm chí có quan ngại rằng số người từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt qua dân số trong độ tuổi lao động truyền thống vào năm 2077. Một xã hội già hoá nhanh chóng cũng kéo theo việc giảm chi tiêu, vì người già, với mức thu nhập thấp hơn do với dân số trong độ tuổi lao động, ít có xu hướng tiêu tiền hơn người trẻ. Lý do là những người này có xu hướng tiết kiệm và lo lắng hơn cho chính mình và thế hệ con cháu của mình. Và điều này được gọi là “hiệu ứng cấu trúc tuổi” (age structure effect).
Các nhà phân tích cho rằng dân số trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp cùng với sự thay đổi cơ cấu trong động lực cung cấp lao động đang đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ (tự động hóa, robot, số hóa, và trí tuệ nhân tạo) để đáp ứng nhu cầu lao động và tăng năng suất trong khi giúp các công ty tiết kiệm chi phí lao động. Nhìn chung, điều này mang lại ý nghĩa tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cùng sự cạnh tranh quá cao trong các ngành nghề ưu tiên công nghệ dường như không mang lại triển vọng sáng sủa.
Người trẻ và bài toán “đi đâu, làm gì”
Cùng với bức tranh dân số khá u ám, tình trạng thanh niên Trung Quốc thất nghiệp ngày càng nhiều cũng đáng báo động. Hiện nay, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc quan tâm đến các ngành ô tô điện và công nghiệp bán dẫn, vốn phụ thuộc vào lao động sản xuất tiên tiến và trình độ kỹ thuật cao. Thực tế, các ngành nghề liên quan đến công nghiệp đang được chính phủ nước này đầu tư nhiều nguồn lực và xem là ngành chủ đạo. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “người dân Trung Quốc có quyền phát triển hợp pháp và không thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc”. Dưới những lời cổ vũ của chính phủ, sinh viên Trung Quốc dường như tin rằng các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ sẽ là lựa chọn sáng suốt và mang lại triển vọng cho tương lai nghề nghiệp của họ.
Tuy nhiên, tình hình là các công ty công nghệ này cũng có tỷ lệ sa thải và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao trong những năm gần đây. Cũng quan trọng không kém, phần lớn việc làm trên thị trường lao động hiện nay là những công việc liên quan đến tay nghề thấp hoặc trung bình, và do đó, ít hấp dẫn đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, nhất là khi nhiều người trong số họ hiện đã có bằng cấp cao và tham vọng đạt được mức lương và vị trí quan trọng trong tương lai.
Báo cáo triển vọng Trung Quốc 2024 (China outlook 2024) của Economist Intelligence Unit chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 vẫn không làm giảm bớt những tác động lên thị trường lao động ở đối tượng là thanh niên khi sự gia tăng số lượng sinh viên mới tốt nghiệp vẫn chưa thể đáp ứng được sự gia tăng tương xứng về cơ hội việc làm mới và “những người mới được tuyển dụng vẫn có mức lương chi trả thấp hơn trong bối cảnh nguồn cung lao động dư thừa”. Tóm lại, “cung nhiều hơn cầu” là tình hình chủ yếu mà thanh niên Trung Quốc đang đối mặt.
Vậy thì, những con số có thể nói lên điều gì? Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày 20/3 công bố tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ 16 đến 24 tuổi tại khu vực thành thị trên cả nước trong tháng 2 (không bao gồm học sinh, sinh viên) là 15,3%. Số liệu này được đưa ra sau khi Trung Quốc đã có những thay đổi trong phương pháp thống kê. Dù việc này đã giúp giảm con số thất nghiệp, nhưng nhiều nhà nhân khẩu học và chính những thanh niên tại quốc gia này tin rằng số người trẻ thất nghiệp vẫn không có chuyển biến tích cực.
Si Ling, một nhà kinh tế học độc lập người Trung Quốc, nhận định: “Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi từng dễ kiếm việc làm nhất”, đó là “những người dưới 20 tuổi” và chỉ ra những khó khăn trong việc thu hút giới trẻ Trung Quốc như việc thiếu động lực tăng trưởng nghiêm trọng và hiệu quả kinh tế vĩ mô không đạt yêu cầu.
Đối với chính phủ Trung Quốc, số lượng thanh niên thất nghiệp ngày càng tăng dường như là nguồn dữ liệu bất lợi cho các chính sách và hoạt động tuyên truyền của chính phủ, và thậm chí còn mâu thuẫn với khẳng định của chính phủ rằng nền kinh tế trong nước đang phục hồi sau khi các hạn chế chống dịch được dỡ bỏ. Các nhà thống kê của Cục Thống kê Quốc gia nước này đã loại trừ những sinh viên đang tìm việc làm và việc này có thể đã tạo ra sự khác biệt to lớn. Vào tháng 4 năm ngoái, một quan chức tiết lộ rằng gần 39% thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc loại đối tượng này khỏi lực lượng lao động và danh sách thất nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên.
Thời đại của hoang mang và tuyệt vọng
Nhiều người trẻ tuyệt vọng về tương lai đã đăng các bài viết lên mạng WeChat của nước này và kêu gọi những hành động cụ thể như không kết hôn, không sinh con, không mua nhà và không tham gia cổ phiếu. Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi cho rằng sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chi phí sinh hoạt cao và sự tồn tại dai dẳng của vai trò giới tính truyền thống là những lý do khiến họ ngại lập gia đình.
Những lý do này cho thấy rằng chính sách của chính phủ trong việc khuyến khích sinh sản (các cặp vợ chồng ở Trung Quốc hiện được phép có tối đa ba con và bãi bỏ các biện pháp hạn chế - trong đó bao gồm phạt tiền đối với các cặp vợ chồng có nhiều con hơn mức cho phép) dường như không được chào đón nhiệt tình. Trong khi nhiều chính quyền ở các tỉnh và thành phố đã đưa ra các sáng kiến nhằm khuyến khích người dân sinh thêm con (như cha và mẹ có thêm ngày nghỉ phép và kèm theo hỗ trợ tài chính, thậm chí trong một số trường hợp, phụ nữ được phép có con mà không cần phải kết hôn) thì các biện pháp khuyến khích hiện nay vẫn chưa đủ hấp dẫn khi gánh nặng kinh tế, tiền lương cho “công nhân cổ cồn trắng” (white-collar worker) giảm, trong khi áp lực công việc vẫn đè nặng lên người dân Trung Quốc, bao gồm cả người trẻ khi mỗi năm họ đều phải vật lộn để tìm việc làm phù hợp với kỹ năng của mình.
Trong thời đại tăng trưởng, các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đã có thể tạo đủ cơ hội việc làm cho người trẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát đối với các ngành công nghiệp trước đó rất sôi động như giáo dục trực tuyến, công nghệ cao và bất động sản, bên cạnh việc ban hành các quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình suy thoái kinh tế nói chung khiến người trẻ khó có cơ hội tham gia vào thị trường lao động ngày càng khó khăn, trong khi người già thì lại không muốn nghỉ hưu vì áp lực kinh tế.
Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc có thể giảm bớt từ năm 2025, và do đó, có khả năng làm giảm áp lực từ tình trạng dân số già hoá và tỷ lệ sinh giảm. Tuy nhiên, các gánh nặng trong hiện tại vẫn có tác động to lớn. Cụ thể, khi thu nhập của người dân giảm hoặc không tăng đang kể, sức mua của nền kinh tế sẽ yếu đi và người trẻ cũng sẽ càng không mặn mà kết hôn, hoặc điều tích cực hơn là họ sẽ kết hôn muộn và cân nhắc việc không sinh con. Những vấn đề này cũng sẽ gây ra những tác động tài chính đối với đất nước có đến 1,4 tỷ dân khi nhu cầu phúc lợi gia tăng và chính phủ sẽ phải tái cấu trúc các ngành nghề và dịch vụ liên quan đến y tế và nhà ở, đó là chưa kể phải cân nhắc điều chỉnh các chính sách khuyến khích sinh sản.
Dân số Trung Quốc suy giảm và việc người trẻ chật vật tìm việc có khả năng tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này, cả trong hiện tại và trong thời gian tới. Dân số già và lực lượng lao động giảm có thể dẫn đến chi phí an sinh xã hội tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu lao động lành nghề, mất vốn nhân lực và tăng chi phí lao động.
Vào tháng 4/2023, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, và việc này có thể thúc đẩy việc chuyển một số chuỗi cung ứng có trụ sở tại Trung Quốc sang các thị trường khác (như Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng), đặc biệt là khi căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giảm dần do số người trong độ tuổi lao động và người tiêu dùng đang ngày càng ít đi, trong khi chi phí chăm sóc người già và phúc lợi hưu trí ngày càng tăng đang gây áp lực cho chính quyền địa phương.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 đạt mức 5,2% và chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” cho năm 2024. Thế nhưng, triển vọng tăng trưởng ngắn hạn vẫn chịu thách thức bởi hàng loạt vấn đề, như việc đầu tư vào thị trường bất động sản đang suy giảm, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm sút (đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu khi họ ngại chi tiêu cho các mặt hàng gia dụng), cũng như nợ của chính quyền địa phương ngày càng gia tăng. Nhìn chung, đầu tư tư nhân đang giảm trong khi người dân Trung Quốc có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trước các rủi ro kinh tế.
Các nhà kinh tế trên thế giới, khi được hỏi về những thách thức kinh tế quan trọng mà Trung Quốc sẽ phải quan tâm, cho rằng “thị trường nhà ở trì trệ”, “niềm tin người tiêu dùng yếu” là hai rủi ro hàng đầu. Một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng sự kết hợp giữa tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, tình trạng già hóa nhanh chóng và hệ thống an sinh xã hội kém phát triển đang gây ra “áp lực” và khiến người tiêu dùng không mặn mà mua sắm.
Dù chính phủ Trung Quốc có trấn an người dân nhưng chỉ riêng các chính sách nửa vời đã không thể khiến tình trạng suy giảm nhân khẩu học khá lên. Giới quan sát cũng nhìn nhận là chính phủ Trung Quốc không muốn kích thích nền kinh tế quá nhiều, mặc dù trên thực tế có đưa ra một số giải pháp nhằm kích thích tiêu dùng trong năm nay. Với một quốc gia từ lâu đã dựa vào lực lượng lao động khổng lồ như một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế như Trung Quốc, các thách thức đối với nguồn lực lao động như đã nêu ở trên có ý nghĩa sống còn đối với sức khoẻ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết những thách thức này như thế nào và liệu các gói chính sách hỗ trợ có thể giảm thiểu chúng để đảm bảo đất nước vẫn duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hay không. Triển vọng có lẽ không tích cực khi các số liệu dân số và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đều là những chủ đề rất nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và các quan chức nước này vẫn tập trung các diễn ngôn vào ca ngợi sức khoẻ của nền kinh tế nhằm nâng cao niềm tin của người dân vào tương lai thịnh vượng của đất nước.
Từ khoá: Trung Quốc già hoá dân số thất nghiệp kinh tế Trung Quốc